Trang Research.com vừa công bố kết quả xếp h💯ạng các nhà khoa học ꦍcó thành tích xuất sắc. Theo đó Việt Nam có 6 nhà khoa học được gọi tên, gồm 4 người trong nước và 2 người nước ngoài đang giảng dạy tại các trường đại học.
So với năm 2023, số nhà khoa học Việt Nam trong danh s꧑ách giảm một người và không ai lọt Top 10. GS.TS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội, xếp hạng 2 thế giới năm 2023, không có mặt trong danh sách năm 2024.
Trong số 4 nhà khoa học Việt, TS Trần Nguyễn Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản & Ứng dụng (IFAS), trường Đại học Duy♒♔ Tân, xếp hạng 553. Đây là năm thứ hai anh góp mặt trong danh sách.
TS Hải sở hữu nhiều bài báo khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín với chỉ số trích dẫn cao. Số lượng các bài báo thuộc hạng Q1 của TS Hải trong lĩnh vực Khoa học Môi trường theo WoS chiếm trên 70% và chỉ số trích dẫn hơn 8.500 lần (theo cơ sở dữ liệu của Google Scholar). Anh𝓡 là một trong 10 gương mặt tài năng trẻ được trao giải thưởng Quả cầu vàng khoa học công nghệ năm 2019. Hiện anh là thành viên Ban biên tập của 12 tạp chí quốc tế chuẩn ISI và tham gia phản biện cho hơn 100 tạp chí quốc tế uy tín.
Người thứ hai là TS Thái Hoàng Chiến, trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp hạng 771. Anh là thành viên của nhóm Cơ học tính toán (DCM), một trong những๊ nhóm nghiên cứu đầu tiên tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
TS Chiến đã công bố gần 100 công trình nghiên cứu, trong♉ đó có nhiều bài trên các tạp chí ISI. Năm 2023 anh cũng là một trong 5 nhà khoa học Việt Nam được gắn huy hiệu "Best Rising Star" - Ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc.
Người thứ ba là TS Phùng Văn Phúc, Đại học Công nghệ TP HCM, xếp 💮hạng 859. Anh là nhà khoa học thuộ♛c top 1% thế giới chuyên ngành Cơ khí và hàng không vũ trụ.
Anh có 5 năm liền vào danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới của Research.com, đồng thờඣi ba năm liên tiếp (2022, 2023, 2024) được gắn huy hiệu "Best Rising Star". TS Phúc công bố hơn 60 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế th𝕴uộc danh mục ISI với những nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ.
Người thứ 4 là TS Hoàng Nhật Đức, trường Đại h🐈ọc Duy Tân, xếp hạng 776. Anh là nhà khoa học trẻ tại Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao (IRD), trường Đại học Duy Tân. Anh công bố hơn 120 công trình, bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước, trong đó nhiều công trình thuộc danh mục ISI. TS Đức nhiều năm liền có mặt trong danh sách top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới năm 2021, 2022. Hướng nghiên cứu chính của TS Hoàng Nhật Đức là ứng dụng và phát triển các mô hình học máy và thị giác máy tính trong ngành kỹ thuật xây dựng và cảnh báo thiên tai.
Đây là năm thứ ba bảng xếp hạng "Best Rising Stars of Science in the World" được công bố. Ở đợt xếp hạng lần này, Research.ಌcom xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học, có năng suấܫt công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới, sử dụng dữ liệu từ Google Scholar và Microsoft Academic Graph.
Năm nay Trung Quốc có nhiều nhà khoa học góp mặt trong danh sách nhất (358, tăng nhẹ so với năm 2023), sau đó là Mỹ (153, giảm so với năm 2023). S🎶ố lượng của một số quốc gia khác như sau: Iran - 48, Anh - 43, Aust🌠ralia - 46, Đức - 27, Singapore - 18, Hàn Quốc - 17. Người dẫn đầu bảng xếp hạng là Mohsen Sheikholeslami (Iran).
Tiêu chí đánh giá một nhà khoa học vào 𝔍bảng xếp hạng toàn cầu dựa trên chỉ số General H-index (chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trên tất cả các chuyên ngành), tỷ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưở✱ng và thành tựu của họ. Chỉ 1.000 nhà khoa học hàng đầu có chỉ số H cao nhất mới được đưa vào bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng thống kê các nhà khoa học hàng đầu thuộc các lĩnh vực nghiên cứu chính, nhưng chỉ xét người có công bố đầu tiên trong 12 năm trở lại đây. Research.com cho biết vị trí xếp hạng không phải là thước đo tuyệt đối để địnꦿh lượng sự đóng góp của các nhà khoa học.
Như Quỳnh