Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho hôm 25/9 tuyên bố Bình Nhưỡng coi những phát ngôn của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên mạng xã hội Twitter là lời tuyên chiến, đồng thời đe dọa bắn hạ chiến đấu cơ Mỹ bay trên không phận quốc tế. Những căng thẳng ngày càng tăng xung quanh chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên khiến nguy cơ xảy ra những tính toán chiến lược sai lầm cao hơn bao giờ hết, theo Washington Post.
Or Rabinowitz, phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Hebrew của Jerusalem, tác giả cuốn sách "Mặc cả🅰 về những vụ thử hạt nhân" xuất bản hồi năm 2014, nêu 4 con đường có thể dẫn tới những tính toán sai lầm như vậy.
Triều Tiên thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đe dọa sẽ tiến hành thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương như là bước kế tiếp trong ꩵchiến lược hạt nhân của ông. Nam Phi những năm 1980 cũng có ý tưởng tương tự.
Nước này đã phát triển một kho vũ khí hạt nhân thô sơ, hoàn thành 6 quả bom uranium làm giàu vào năm 1989. Nam Phi muốn gây sức ép, thuyết ph꧟ục Mỹ trợ giúp họ nếu các lực lượng ủng hộ Liên Xô tấn công từ phía bắc. Tuy nhiên, kế hoạch trên không được thực hiện. Tổng thống Nam Phi F.W. de Klerk đã chấm dứt chương trình hạt nhân khi ông lên nắm quyền năm 1989.
Nhưng những người chỉ trích kế hoạch cho rằng lúc bấy giờ, nếu Nam Phi tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân, nó nhiều khả năng sẽ mang đến tác dụng ngược, khiến chính quyền tổng thống Mỹ Ronald Reagan thêm bất mãn💜, từ đó tiếp tục đào sâu bất đồng giữa Pretoria và Washington liên quan đến chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi.
Một vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên sẽ đưa chúng ta tới đâu? Thay vì kiඣềm chế Washington, nó có thể là điểm làm bùng phát cuộc tấn công đầu tiên Mỹ nhằm vào Triều Tiên.
Phát ngôn gây hấn, Trump tự gây xa cách
Các đời tổng thống Mỹ trước đã thất bại trong việc xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên,❀ để lại "cục than nóng" cho Trump. Nhưng việc ông liên tục tung ra những lời lẽ đe dọa, phát ngôn công kích Triều Tiên đang thực sự gây lo ngại.
Những hành vi khiêu khích, phát ngôn hiếu chiến kiểu này có thể phát huy hiệu quả trong chiến dịch tranh cử nhưng chắc chắn nguy hiểm đối với lĩnh vực ✨ngoại giao hạt nhân.
Người Triều Tiên đơn giản "không hiểu" Trump và sẽ cố gắng tìm cách "giải mã" các thông🦄 điệp của ông. Nguy hiểm nằm ở việc Triều Tiên có thể hiểu nhầm những tuyên bố từ Tổng thống Mỹ và coi chúng như lời ám chỉ rằng một cuộc tấn công sꦇắp diễn ra.
Mỹ bắn tên lửa Triều Tiên nhưng thất bại
Kể từ những năm 1980, quân đội Mỹ đã dành khoảng 200 tỷ USD để phát triển các công nghệ giúp bắn hạ tên🅰 lửa đạn đạo. Nỗ lực trên sản sinh ra nhiều hệ thống phòng thủ khác nhau nhằm đối phó với những loại tên lửa khác nhau, trong đó có hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD), được phát triển để tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa, cùng hệ thống Aegis và hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), có thể bắn hạ những tên lửa tầm ngắn hơn.
Nhưng bắn hạ tên lửa không phải chuyện dễ dàng và cꦆác quả tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống GMD thường thiếu chính xác. Hệ thống THAAD và Aegis có kết quả thử nghiệm tốt hơn GMD nhưng chúng chưa bao giờ được sử dụng chủ động trong một cuộc chiến tranh thực sự.
Về lý thuyết, Mỹ có thể dùng hệ thống THAAD và Aegis để bắn hạ những tên lửa "phô diễn sức mạnh" mà Triều Tiên phóng qua Thái Bình Dương. Nhưng nếu thất bại, uy tín của Mỹ sẽ bị tổn hại, các đồng ꦿm♚inh sẽ đánh mất niềm tin vào những lời hứa bảo đảm an ninh từ Washington, đồng thời có thể làm nảy sinh những thách thức mới từ các kẻ thù. Một thất bại như vậy cũng có thể gây ra hiểu nhầm bên phía Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng cho rằng hành động ngăn chặn ấy mang hàm ý tuyên chiến.
Truyền thông quốc tế hiểu nhầm thông điệp từ Triều Tဣiên
Các tuyên bố từ Triều Tiên mang lý lẽ cũng như logic của riêng họ mà những người ở thế giới bên ngoài th🅰ường c♛ó xu hướng bỏ qua chúng.
Hồi đầu 💝tháng 8, Triều Tiên thông báo "sẽ cân nhắc kỹ lưỡng kế hoạch hành động nhằm biến các khu vực xung quanh Guam thành biển lửa".
Phát ngôn trên tất nhiên gây lo ngại nhưng người Triều Tiên thực tế không đe dọa tự mình tấn công trực tiếp hòn đảo. Tuy nhiên🔴, truyền thông thế giới lại mô tả chúng như thể Triều Tiên muốn lập tức ngắm bắn tên lửa vào Guam. Nói cách khác, Bình Nhưỡng dọa bắn tên lửa bên ngoài lãnh thổ Mỹ, truyền thông lại đưa tin họ muốn tấn công trực tiếp lãnh thổ hải ngoại của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Điều quan trọng là các quan chức chính quyền ꧙cần nhìn nhận đúng bản chất vấn đề, ngay cả khi truyền thông bỏ qua những chi tiết nhạy cảm này. Mối lo lắng của công chúng sẽ không dẫn tới những tính toán sai lầm chiến lược ở phía Mỹ nhưng có khả năngဣ ảnh hưởng tới cuộc khủng hoảng theo cách khác.
Chúng có👍 thể gia tăng áp lực lên Nhà Trắng,❀ buộc chính quyền Tổng thống Trump phải phản ứng mạnh mẽ trước hành vi khiêu khích từ Triều Tiên.
Câu hỏi lớn hơn là liệu chính quyền Trump v♔à Bộ Ngoại giao Mỹ có được trang bị đủ để xử lý cuộc khủng hoảng Triều Tiên hay không. Các quan chức cấp cao như Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hay Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis từng nhiều lần nhấn mạnh tới những biện pháp ngoại giao và gây áp lực kinh tế hơn là lựa chọn quân sự, nhưng liệu như vậy đã đủ để tháo ngòi nổ khủng hoảng hay chưa?
Những cuộc khẩu chiến đơn thuần có lẽ không thể làm bùng phát xung đột hạt nhân nhưng chúng chắc chắn đủ 🥀sức khiến căng thẳng tiếp tục leo thang, như những gì chúng ta đang thấy.
4 kịch bản trên đều có khả năng xảy ra nhưng không cái nào là chắc chắn. Người Triều Tiên có thể nhận ra rằng thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương sẽ làm bùng phát chiến tranh, từ đó hủy bỏ ý định. Hoặc họ cũng có thể phản ứng bớt quyết liệt hơn trước những phát ngôn gây hấn từ Tổng thống Trump, từ đóꦿ khẩu chiến chấm dứt.
Ngay cả nếu Mỹ ngăn chặn tên lửa Triều Tiên và thất bại, chiến tranh cũng sẽ không lập tức nổ ra, nhưng nguy cơ vẫn hiện hữu. Tất cả các kịch bản kể trên làm bật lên tầm quaܫn trọng của những biện pháp ngoại giao, nhận thức đúng💯 đắn cũng như tầm nhìn xa trông rộng ở các nhà lãnh đạo. Câu hỏi đặt ra là liệu ông Trump và ông Kim có chúng hay không?
Vũ Hoàng