Gặp gỡ lãnh đạo thành phố chiều nay, 34 đại diện tổng lãnh sự, thương vụ, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đónܫg trên địa bàn TP HCM đều rất bức xúc trước những khiếm kh♛uyết về hạ tầng cơ sở, có thể ảnh hưởng đến đầu tư tại thành phố.
Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) Walter Blocker đặᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚc biệt nhấn mạnh sự hạn chế của cơ sở hạ tầng cảng biển và nguồn năng lượng điện ở TP HCM. Ông cho rằng, tình trạng tắc nghẽn cảng biển đang là vấn đề nan giải của thành phố, nơi thu hút FDI lớn nhất nước. "Đến năm 2007, các cảng thành phố sẽ không còn đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu thực tế hàng hóa đang ngày càng gia tăng. Tình hình sẽ tồi tệ hơn vào 2 năm kế tiếp trước khi cảng Cái Mép được đưa vào hoạt động năm 2010", ông Walter Blocker cảnh báo.
Doanh nghiệp FDI tại cuộc gặp lãnh đạo TP HCM chiều 20/12. Ảnh: P.A. |
Đại diện Amcham khuyến cáo, để khắp phục hạn chế này, nhà nước cần cho phép tư nhân tham gia đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng. Trên thực tế, đây là nhân tố quan trọng để các công ty nước ngoài cân đong đo đếm khi xem xét đầu tư vào Việt Nam và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, theo ông Walter Blocker🐷.
Tham nhũng trong đầu tư hạ tầng cũng là điều mà doanh nghiệp thành viên Amcham quan tâm, nhất là sự minh bạch trong dịch vụ công. Amcham đề nghị nhà n🧜ước nên bổ nhiệm một đánh giá viên độc lập cho bất cứ🍒 dự án hạ tầng công cộng nào ở Việt Nam được tài trợ bởi Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Đồng thời lập một cơ quan chuyên trách để điều tra và khởi tố tham nhũng liên quan đến cơ sở hạ tầng do ODA tài trợ.
Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh HongKong, Micheal Chiu thì cho rằng, ngoài việc mở cửa cho tư nhân đầu tư dự án hạ tầng, Nhà nước nên giảm mức🔜 đánh thuế hiện hành và đơn giản hóa thủ tục bằng cải cách hệ thống thuế.
Theo ông Chiu, tính cho đến tháng 11, hơn 48% dự án đầu tư vào TP HCM là từ HongKong, với tổng số vốn gần 5 tỷ USD tập trung vào các lĩnh vực bất động sản và may mặc. Việt Nam trở thành thành viên WTO cũng có nghĩa sẽ bãi🅷 bỏ trợ ꦜcấp cho một số ngành trong đó có may mặc dưới hình thức ưu đãi thuế cho các nhà xuất khẩu.
Ông Michael Chiu tính toán, hậu WTO, ngành may mặc Việt Nam phải đối mặt với mức thuế suất căn bản tăng từ 10% lên 28%. Như vậy chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu đã tăng lên đến 180%. Theo ông Chiu, đây thực sự là bài toán💫 khó cho doanh nghiệp dệt may thời hội nhập kinh tế thế giới. Chưa kể những vấn đề như lương tối thiểu đ꧅ã tăng hơn 40% trong năm nay, quy định mới về mức đóng bảo hiểm xã hội vừa được ban hành nhưng không được tham khảo ý kiến từ nhiều doanh nghiệp, đình công gia tăng, kẹt xe lâu dài....
Chi phí bất động sản, cho thuê văn phòng quá cao so với các nước láng giềng, the🐼o ông Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh HongKong, cũng sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp. Thị trường vốn, quyền sở hữu trí tuệ, hạ tầng viễn thông... cũng được các nhà đầu tư nước ngoài đặt ra với lãnh đạo TP HCM như những bảo đảm an ⛎toàn đầu tư cho doanh nghiệp.
Trao đổi với báo giới, Phó giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Lương Văn Lý thừa nhận 4 điểm yếu của TP HCM hiện nay là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thuế - tài chính và vấn đề quy hoạch. "Thành phố đã xác định là trong năm tới sẽ sửa mạnh những điểm kém này, đặc biệt là cơ sở hạ tầng", ông Lý cho biết. Vị quan chức này cũng khẳng định, có thể TP HCM sẽ thiếu vốn để thực hiện những dự án hạ tầng lớn, đặc biệt như dự án xe điện ngầm... Nguồn vốn huy độn🏅g dự kiến sẽ từ việc phát hành trái phiếu vàꦅ thu hút đầu tư FDI.
Theo số liệu của UBND TP HCM, hiện có 2.604 văn phòng đại diện của các 🎃đơn vị kinh tế nước ngoài đóng trên địa bàn thành phố. Tính đến giữa tháng 11, vốn đầu tư FDI của thành phố kể cả t🍸ăng vốn đã đạt gần 2,1 tỷ USD, tăng 2,2 lần so với năm ngoái và cao nhất trong vòng gần 10 năm qua.
Chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân cho biết, năm 2007 bắt đầu thực thi cam kết WTO, TP HCM ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành tài chính ngân hàng, du lịch, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông, vận tải kho bãi, tư vấn và bảo hiểm. Các ngành công🌌 nghiệp và kỹ thuật cao như điện, công nghệ thông tin, hóa chất, thực phẩm... cũng nằm trong hướng ưu tiên phát triển của thành phố.
Phan Anh