BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết nhờ chương trình tiêm chủng được áp dụng rộng rãi, bệnh ho gà tại Việt Nam được kiểm soát, số ca mắc giảm mạnh so với thời điểm chưa có vaccine. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, số ca mắc ho gà tăng. Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, dự báo có thể ghi nhận thêm ca mắc do ಞtỷ lệ tiêm chủng giảm. Bác sĩ Nga chỉ ra một số hiểu lầm về bệnh go gà và vaccine khiến nhiều người chưa hiểu đúng.
Bệnh ho gà không trở nặng
Thực tế, ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây ♔dịch. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bordetella pertussis, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện bằng những cơn ho dữ dội và tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Theo bác sĩ Nga, bệnh gây ho tăng dần, các cơn ho nặng có thể khiến trẻ nhỏ bị gℱãy xương, kèm theo nôn gây mất sức. Sau cơn ho, trẻ xuất hiện tiếng thở rít như tiếng gà gáy, có thể gặp biến ch♛ứng như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não. Trẻ mắc ho gà càng nhỏ tuổi càng có nguy cơ trở nặng.
🌠Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), trẻ nhỏ dưới 1 tuổi được điều trị bệnh ho gà tại bệnh viện sẽ có khoảng 1% tử vong, 68% ngưng thở, 22% bị viêm phổi, 2% bị co giật như run rẩy dữ dội, không kiểm soát được và 0,6% sẽ mắc bệnh về não.
Không có vaccine cho thai phụ
Nhiều phụ nữ chưa tìm hiểu thông tin, do đó cho rằng vaccine ho gà không được tiêm chủng cho bà bầu. Thực tế, thai phụ có thể tiêm mũi kết hợp phòng ho gà, 🍰bạch hầu và uốn ván để phòng bệnh, vaccine này chỉ có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ. Vaccine không ảnh hưởng thai nhi và quá trình mang thai, do được bào chế từ mầm bệnh đã bị giết chết (bất h🦋oạt).
Việc tiêm vaccine ho gà trong thai kỳ sẽ giúp tạo kháng thể bảo vệ mẹ và truyền cho trẻ sơ sinh ph𝓰òng bệnh trong giai đoạn đầu đời chưa được tiêm hoặc chưa chủng ngừa đầy đủ. Lý do là nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ dưới 3 tháng tuổi mắc bệnh nặng thường có nguồn lây từ mẹ, 93% trường hợp mắc phải nhập viện và theo dõi biến chứng như viêm phổi, co giật hay tổn thương não, hơn 73% các ca tử vong có liên quan đến ho gà ở nhóm dưới 3 tháng tuổi.
Bác sĩ Nga khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm một mũi phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván trong thai kỳ, vào tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3. Bên💟 cạnh đó, thai phụ cần tham vấn chủng ngừa trong mỗi lần mang thai, bất kể trước đó đã dùng vaccine hay chưa.
Không cần tiêm nhắc
Vaccine có thành phần ho gà như 6 trong 1, 5 trong 1 chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi, có thể tiêm sớm vào 6 tuần. Nhiều🌼 phụ huynh lầm tưởng rằng trẻ đã tiêm đủ phác đồ, sẽ miễn nhiễm với bệnh suốt đời, không cần nhắc lại. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai. Vaccine thường chỉ tạo hiệu quả bảo vệ cơ thể trong một giai đoạn nhất🏅 định, theo thời gian, kháng thể phòng bệnh sẽ suy giảm. Nếu không được tiêm nhắc, trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh.
Do vậy, hiện nay các tổ chức y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo các vac𒀰cine có thành phần ho gà nên được tiêm nhắc tại các cột mốc khác nhau trong đời: từ 4 đến 7 tuổi, từ 9 đến 15 tuổi, nhắc lại với phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai; người lớn tiêm nhắc mỗi 10 năm.
Người lớn không mắc bệnh
Ngược lại, theo Cục Y tế Dự phòng, mọi đối tượng đều có thể mắc ho gà. Ở người lớn, bệnh thường nhẹ, song họ có thể trở thành nguồn lây cho người thân trong gia đình và trẻ em. Người trên 70 tuổi, có nhiều bệnh nền như tiểu đường, suy thận, phổi tắc nghẽn mạꦅn tính có nguy cơ෴ cao trở nặng, biến chứng, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.
Do đó, bác sĩ Nga khuyến cáo người lớn cũng cần chú ý tiêm đủ mũi và đúng lịch vaccine phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván để tránh nguy cơ mắc bệnh cho bản thân, bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ trong gia đình và góp ܫphần tạo miễn dịch cộng đồng.
Mộc Thảo