Theo BS.CK1 Phan Bá Hiếu, Phó Chủ nhiệm Khoa truyền nhiễm (A4), Bệnh viện Quân y 175, sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là๊ sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích 𒊎tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng. Nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời bệnh nhân có thể tử vong. Song, nhiều người mắc những sai lầm khiến bệnh dễ trở nặng.
Chủ quan không đi khám bệnh
Theo bác sĩ Hiếu, sốt xuất huyết được phát hiện sớm, bác sĩ hướng dẫn,♒ chăm sóc và theo dõi diễn biến của bệnh, xử trí kịp thời, hạn chế diễn biến nặng. Phát hiện và điều trị muộn, việc chăm sóc và điều trị gặp nhiều khó ๊khăn hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ, chống sốc khó, nguy cơ tổn thương suy đa cơ quan tiến triển khó hồi phục, nguy cơ rối loạn đông máu khó kiểm soát.
Bác sĩ Hiếu cũng lưu ý, người có những yếu tố nguy cơ cao, ví dụ như trẻ em béo phì, người lớn có bệnh lý nền, phụ nữ đang mang thai, nên nhập v♛iện sớm. Bệnh nhân điều trị ngoại trú cần tái khám hàng ngày.
Dùng kháng sinh điều trị sốt xuất huyết
Tự ý uống thuốc hạ sốt liên tục không đúng hướng dẫn, uống kháng sinh ܫlà sai lầm khá phổ biến khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà. Nguyên nhân là bệnh do virus Dengue gây ra, không phải vi khuẩn. Do đó, kháng sinh không có tác dụng điều trị bệnh này.
Bác sĩ Hiếu khuyến cáo tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc dùng không đúng 🍷chỉ định có nguy cơ ảnh hưởng không tốt cho người bệnh trong quá trình điều ꦅtrị.
Nghĩ hết sốt là khỏi bệnh
Thông thường, người bệnh và thân nhân cho rằng "hết sốt là khỏi bệnh". Tuy nhiên, giai đoạn hết sốt trong vòng 24 đến 48 giờ đầu chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, đặc biệt là sốc sốt xuất huyết, chảy má🦂u nặng do rối loạn đông máu.
Nghĩ vừa hết sốt xuất huyết sẽ không mắc nữa
Virꦉus Dengue gây sốt xuất huyết có 4 type. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại type cũ, nhưng vẫn có thể nhiễm type mới, nên có thể tái mắc.
Mỹ Ý