New York Times hôm 22/6 đưa tin nhóm đặc vụ này từng được đào tạo tại Tier 1 Group, một công ty an ninh tư nhân ở Mỹ. Việc cử các đặc vụ Arab Saudi tới Mỹ huấn luyện được chính quyền cựu tổng thống Barack Obama cấp phép lần đầu vào năm 2014 và kéo dài ít nhất tới khi bắt đầu nhiệm kỳ của Donald Trump.
Louis Bremer, quan chức cấp cao trong Cerberus Capital Man🍬agement, công ty mẹ của Tier 1 Group, xác nhận nhóm này đã cung cấp khoá huấn luyện cho các đặc vụ Arab Saudi. Tuy nhiên, Bremer nhấn mạnh khóa đào tạo nhằm tăng khả năng bảo vệ của họ và "không liên quan đến hành vi tàn ác sau này".
Theo Bremer, 4 thành viên lực lượng đặc vụ Arab Saudi được đào tạo ở Mỹ vào năm 2017 và hai người trong số h♔ọ còn tham gia một khóa học trước đó từ tháng 10/💧2014 đến tháng 1/2015.
Theo một báo cáo được tình báo Mỹ công bố hồ🌠i tháng hai, 7 thành viên trong đơn vị chuyên trách bảo vệ Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman đã tham ♉gia nhóm sát thủ sát hại nhà báo bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi. New York Times không nói rõ 4 người được huấn luyện ở Mỹ có thuộc đơn vị này hay không.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chưa thể bình luận về thông tin, song kêu gọi các bên phải "sử dụng có trách nhiệm với các thiết bị quân sự và chư♋ơng trình huấn luyện của Mỹ".
Nhà báo Khashoggi, người thường xuyên chỉ trích chính quyền Arab Saudi và Thái tử Mohammed bin Salman, bị 15 sát thủ xuất thân từ lực lượng an ninh và tình báo Arab Saudi sát hại tại lãnh sự quán nước này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10/2018. Thi thể ông được cho là đã bị phân tách để đưa khỏi lãnh sự quán và cho tới nay chưa được tìᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚm thấy.
Cái chết của Khashoggi gây ra làn sóng bất bình khắp thế giới và Thái tử Mohammed là người bị nghi ngờ nhiều nhất. Thái tử tuyên bố không biết gì về kế hoạch giết Khashoggi, nhưng thừa nhận "các cá nhân làm việꦉc cho chính phủ" đã ra tay, đồng thời nhận trách nhiệm với tư cách là người lãnh đạo ở Arab Saudi khi vụ án xảy ra.
Phiên tòa hồi tháng 12/2019 kết án tử hình với 5 người và ba người khác phải ngồi tù. Tuy nhiên, Arab Saudi áp dụng luật Hồi giáo Sharia và sự tha thứ từ gia đình nạn nhân có thể cho phép thẩm phán áp dụng hình thức khoan hồng với thủ phạꦦm. Gia đình Khashoggi sau đó tuyên bố tha thứ cho hung thủ và giúp họ thoát án tử hình.
Ngọc Ánh (Theo AFP)