Nguyễn Hồng Nhung (Nghệ An) có chuyến đi bụi Ấn Độ và Nepal năm 2019 khi 24 tuổi. Nhắc tới đất nước tỉ dân này, nhiều người thân, bạn bè của cô nghĩ đến sự không an toàn. Tuy nhiên Nhung luôn tin rằng Ấn Độ không chỉ có thế. Đây là đất nước 𝐆rộng lớn với đa dạng địa hình biển, sa mạc, núi đồi, cả dãy Himalaya hùng vĩ và những điểm đến thuộc hàng top thế g⛄iới. Đặc biệt quốc gia này đa dạng nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, kiến trúc... tựu chung thành một nét riêng độc đáo.
Khoảng thời gian đầu tiên ở Ấn Độ, Nhung bị sốc vì gi🐓ao thông hỗn loạn, inh ỏi tiếng còi xe, những ánh nhìn chằm chằm, rồi tới những món ăn đậm cà ri không hợp khẩu vị, đường phố và những ngõ nhỏ đan xen, bò đi dạo thong dong quanh phố, chó vô gia cư lang thang hay nằm giữa đường sưởi nắng, rác và phân trộn lẫn với nhau. Nhưng sau 40 ngày tới thăm Jaipur, Jodhpur, Jaisalmer, Amritsar, New Delhi, Manali, Spiti Valley, Leh Ladakh, Agra, Varanasi, Gorakhpur, Kolkata... cô cảm nhận💞 một Ấn Độ rất khác với những "lời đồn".
Ấn Độ có nhiều thành phố hiện đại
Ấn Độ có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt. Người ta có thể bắt gặp n👍hững khu nhà ổ chuột, người đang tắm ở vòi nước công cộng giữa đường phố, cách không xa những tòa nhà cao tầng, khu mua sắm sang𒅌 trọng. Cũng vì thế, nhiều người vẫn hiểu nhầm rằng ở Ấn Độ chỉ có sự nghèo nàn, lạc hậu.
Nhưng với Nhung, Ấn Độ lại hiện đại đến bất ngờ. Ở các thành phố như Jaipur, Kolkata, New Delhi... hệ thống tàu🍰 điện rất phát triển, dày đặc mạng lưới ở trên cao, mặt đất và ngầm. Khung cảnh đu tàu, đu xe và hỗn loạn ở ga cô cũng chưa từng được nhì🌞n thấy. Trong thành phố, Nhung di chuyển chủ yếu bằng rickshaw, xe qua ứng dụng Ola hoặc Uber. Còn di chuyển liên vùng thì bằng xe khách (bus). Xe được chia ra 3 loại ghế ngồi, giường đơn, giường đôi, chia khoang bằng kính chắn và có rèm, với mức giá từ rẻ đến đắt, phù hợp nhiều đối tượng.
Khi đi vào các trung tâm thương mại, ở đây đều có máy dò kim loại, vũ khí nên khá an toàn. Cùng bạn đi ăn nhà hàng, cô giật mình khi thấy anh thanh toán không cần dùng thẻ hay giơ điện thoại quét mã QR. Sau này cô mới biết anh dùng thanh toán bằng dấu vân tay. Với công nghệ này, dù không mang theo ví ti🏅ền hay điện thoại, người dân cũng dễ dàng mua sắm.
Thủ đô New Delhi có nhiều cây xanh
Trước khi đến Ấn Độ, Nhung đã tưởng tượng tới thủ đô luôn mờ mịt bụi, người dân đeo khẩu trang kín mít, giống những hình ảnh cô thấy♕ trên mạng. Nhưng khi đến New Delhi, từ trên tàu trên cao, các tuyến phố cô đi qua không khói bụi, mà lại nhiều cây xanh, thậm chí có những cây cổ thụ rất lâu đời.
Tuy nhiên cô thấy vấn đề ô nhiễm lớn nhấ🎉t ở đây là rác thải và phꦍân động vật, đặc biệt trong các ngõ nhỏ giữa thành phố. Ở đây, bò được xem là biểu tượng linh thiêng vì vậy chúng đi lại thong dong giữa đường. Ngoài ra, người dân Ấn Độ cũng không bắt hay ăn thịt chó mèo hoang, thậm chí còn cho chúng ăn, vì vậy du khách không lạ khi thấy chúng nằm la liệt sưởi nắng và đi bậy ở nhiều nơi.
Người dân Ấn Độ tốt bụng và mến khách
"Mình nghĩ ở đâu cũng có người tốt và 🐼người xấu, chưa kể Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ 2 thế giới. Có lẽ chuyến𓂃 đi này mình cũng rất may mắn, nên 98% đều gặp người tốt, được giúp đỡ", Hồng Nhung hồi tưởng.
Điểm đến đầu tiên trong hành trình của cô là thành phố Jaipur. Cô dùng Couchsurfing (mạng lưới tì🃏m chỗ ở miễn phí) và tìm được chủ nhà là Dushyant (Dush), khi ấy đang học lớp 10. Cô ở chung với em gái của cậu trong một ngôi nhà lớn, nơi có 17 thành viên nhiều thế hệ ở chung, giống trong những bộ phim Ấn Độ cô từng xem.
Ngày đầu tiên, Dush đưa cô đi tham quan 4 trong 8 điểm phải đến ở Jaipur, trên đường đi cũng không quên dặn muốn mua gì hãy bảo cậu mua giúp, để không phải trả giá cao. Ngày thứ 2, Dush m🎀ời cô cùng cả nhà tham dự một buổi lễ của người địa phương. Vào trong ngôi đền, dù có nhiều đàn ông tò mò luôn nhìn chằm chằm, Nhung cũng không còn sợ khi người nhà của Dush luôn đi bên cạnh, dạy cô cách cầu nguyện. Khi những điệu nhạc cất lên với tiếng trống cuốn hút, ai nấy đều lắc lư theo giai điệu, gia đình Dush nắm tay cô cùng nhảy, giúp cô hòa nhập và thấy ấm áp. Ông nội của Dush mua tặng cô một chiếc vòng tay kỷ niệm còn mẹ Dush tặng một hộp vòng.
Trong hành trình đi bụi, phải tìm nhiều nơi nghỉ và đi nhầm địa điểm, Nhung lại càng cảm nhận rõ sự mến khách của người địa phương. Ở Jaisalmer, cô được một chủ nhà trên Co𝓡uchsurfing cho nghỉ miễn phí ở phòng khách sạn ông kinh doanh và tặng một tour cưỡi lạc đà, ngủ đêm trên sa mạc miễn phí. Hay lần khác ở Spiti Valley hoang sơ, sóng Internet kém, khiến cô mất liên lạc với gia đình 3 ngày và khó khăn trong việc tìm những điểm tham quan. Thấy vậy, những người bạn Ấn Độ luôn hỏi thăm, gợi ý cô và người bạn Australia có thể đi xe máy cùng họ. Ở đây, Nhung đã được họ đưa đi thăm ngôi làng và bưu điện cao nhất thế giới Hi💟kkim. Ở đây, cô gửi bưu thiệp về cho bố mẹ và một tháng sau họ đã nhận được nó.
Một điều khiến cô thấy người Ấn Độ rất "lành" đó là cách những tiểu thương ở chợ mời cô mua hàng. Họ mời cô trả giá, nếu quá thấp, họ chỉ khẽ lắc lư đầu, rồi nâng giá lên một chút. Cô đứng rất lâu, thậm chí mua được món hàng giảm 50% họ cũng luôn vui vẻ, chಞứ "không bị chửi như khi đi chợ Việt Nam", theo lời cô.
Những cái lắc đầu của người Ấn Độ đều có ý nghĩa
Trong lần đi tàu 💧từ Varanasi đến Gorakhpur để sang Nepal, Nhung đã phải phát khóc vì những cái lắc đầu. Do tàu hỏa đến muộn 8 tiếng, cô phải qua đêm ở ga tàu, khi ngủ thi thoảng phải bật dậy để ngóng tàu. Khi tàu đến nơi vào sáng hôm sau, cꦗô vội vã và vô tình nhảy lên toa hạng thấp (general). Ở đây hành khách bị nhồi chật cứng. Khi đưa vé ra hỏi họ rằng nên đi hướng về phía trước hay đằng sau để đến đúng toa, cô chỉ nhận được những cái lắc đầu. Mệt mỏi cùng chút lo lắng, cô phát khóc. Khi đến trạm dừng tiếp theo, cô đi xuống hỏi người soát vé thì biết mình đi nhầm tàu, nhưng cùng một đích đến. Họ sắp xếp cho cô cùng một cặp đôi người châu Âu cũng đi nhầm một chỗ ngồi.
Sau này khi hỏiও bạn người Ấn Độ của mình, cô mới biết nếu họ lắc đầu thì là từ chối nhưng lắc đầu kết hợp cùng cằm khẽ đưa lên xuống là đồng ý hay có. Ngoài ra, họ cũng lắc đầu khi nghe nhạc, thể hiện sự tôn trọng, lời cảm ơn, tùy thuộc vào sự thân thiết với người đối diện.
Đến Ấn Độ không chỉ ăn bốc và cà ri
Trong nhiều bữa ăn cùng người Ấn, Nhung thấy họ vo tròn thức ăn lại và ăn với sốt dạng sệt. Tuy nhiên, cô được họ cho mượn 🌌những chiếc thìa. Trong thời gian ở đây, cô không hợp ăn cà ri, nên chọn cơm rang, Chowmein (mì xào kiểu Trung Quốc), momo (gần giống với há cảo).
Có một lần vì quá nhớ món ăn Việt Nam, Nhung đã mượn căn bếp khách sạn để nấu ăn. Cô mời bếp trưởng của h𒐪ọ thử ca🐓nh và bất ngờ thấy anh khum bàn tay lại, múc thìa canh vào tay rồi mới đưa lên miệng húp.
Cô cũng thấy rất nhiều người Ấn Độ ăn chay, thực phẩm chủ yếu các loại củ quả như cà tím, hành tây, cà chua, khoai tây, bắp cải, mướp, đậu bắp và ít rau xanh. Trong cả hành trình, khi đến dãy Himalaya, cô mới bắt gặp người bán rau xanh. Tuy nhiên, người Ấn cũng có cácꦬ loại thịt như gà, cừu.
Người Ấn chi trả nhiều tiền để hỏa táng ở Varanasi
Sông Hằng bắt nguồn từ đỉnh Gangotri trên dãy Himalaya được coi là dòng sông linh thiêng, nơi rửa trôi mọi tội lỗi theo quan niệm của đạo Hindu (Ấn Độ giáo). Với những tín đồ Hindu giáo, hành hương 🅷đến Varanasi, được hỏa táng sau khi chết và rải tro cốt xuống dòng nước thiêng là một đặc ân. Tuy vậy, họ phải chi trả khoản mua gỗ, chi phí hỏa táng k🦄hoảng 40 triệu đồng, theo lời một người giới thiệu dịch vụ ở đây. Với những người muốn ở lại Nhà cứu tế (nơi chăm sóc những người sắp qua đời), chi phí này còn cao hơn.
Du khách như Nhung được những người làm dịch vụ "mồi chài" để xem hỏa thiêu, hay thăm gác thờ với những lối nhỏ chỉ một sải tay, xung quanh sộc lên🃏 mùi gỗ ẩm. Càng tiến vào trong, cô càng cảm nhận được sự âm u và mùi khói hương từ những điện thờ. Nhưng với người dân, Varanasi, một trong những thành phố cổ nhất thế 🌌giới là nơi tràn đầy sức sống và lễ kỷ niệm. Xung quanh dòng sông, không kể gần xa, điểm đốt xác là nơi người dân sống và tắm, giặt, ăn uống...
Nhung từng hỏi một người bạn Ấn Độ vì sao người dân lại sinh hoạt, tổ chức lễ hội trên dòng sông dù ở đây có cả những nhà máy xả thải ra dòng sông. Anh trả lời rằng, tất cả những người trẻ tuổi, được đi học đều biết dòng sông đang ô nhiễm nhưng họ có đức tin mạnh mẽ, nên dòn𓃲g sông trong mắt họ mãi linh thiêng.
Sau 57 ngày Nhung trở về Việt Nam an toàn, khỏe mạnh với những kỷ niệm đáng nhớ ở Ấn Độ và Nepal. "Mình ở Ấn Độ 40 ngày chưa bị lừa đảo, cướp giật nhưng về nước 15 ngày đã bị móc túi mất chiếc điện thoại chứa nhiều hình ảnh về chuyếnඣ đi", cô cười và nói. Với cô, sự khác biệt văn hóa ở mỗi quốc gia có thể gây nên những phiền toái khi đi du lịch, dù vậy điều này tốt hay xấu phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Quan trọng nhất là phải tìm hiểu trước về nơi mình sẽ đến, biết cách tự bảo vệ bản thân và⛎ không quá mạo hiểm đến những nơi xa xôi, vắng vẻ một mình.
Lan Hương
Ảnh: NVCC