Theo UPI, báo cáo của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học British Columbia, Canada (UBC) tại cuộc 🀅họp thường ni🙈ên của Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Mỹ vào đầu tháng 2 nhấn mạnh hệ quả của ô nhiễm không khí là 5,5 triệu người chết mỗi năm.
"Ô nhiễm không khí là n🦹guyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên toàn cầu🎀, và đến nay, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu", giáo sư Michael Brauer tại Trường dân số và Sức khỏe cộng đồng tại UBC, cho biết.
Thủ phạm chính gây ô nhiễm không khí là các hạt vật chất như sol khí (chất lơ lửng trong không khí), khói, bụi than, ꦡvà nhiều chất độc khác. Tiếp xúc với các hạt này trong thời gian dài sẽ dẫn đến một loạt vấn đề tim mạch, bệnh phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và ung thư.
Dù ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề tại châu Âu và Mỹ, phần lớn trong số 5,5 triệu ca tử vong mỗi năm xảy ra ở cáღc nước đang phát triển và châu Á. Hơn 55% số ca tử vong là ở Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước có nền kinh tế đang tăng trưởng và phải đối phó với vấn đề kiểm soát chất lượng không khí.
“Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạ♛nh nhu cầu cấp thiết cần đặt ra chiến lược triệt để, nhằm giảm lượng khí thải từ than đá và các lĩnh vực khác”, tiến sĩ Qiao Ma tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, chia sẻ.
Theo nghiên cứu của Ma, chỉ riêng ô nhiễm từ than đá đã góp phần gây ra ⛎cái chết của 366.000 người ở Trung Quốc🏅 năm 2013.
Theo ước tính, khoảng 3,3 triệu người chết vì ô nhiễm không khí vào năm 2015. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra các ước tính chưa đánh giá đầy đủ hậu quả của ô nhiễm không khí lên sức 🍨khỏe con người tại Ấn Độ, nơi tập trung nhiều nhà máy than vꦚà khu đốt rác lộ thiên.
Ô nhiễm không khí dưới dạ𝔉ng khói mù thường xuyên diễn ra tại các thành phố lớn ở Trung Quốc và Ấn Độ, che khuất phần lớn ánh nắng Mặt Trời.
Vân Du