Đương kim vô địch Olympic nội dung 5.000m và 10.000m - Sifan Hassan (Hà Lan) về nhất London Marathon, sáng 23/4 (giờ địa phương). Dù có nhiều hành động khá kỳ quặc khi thi đấu như hai lần dừng lại để giãn cơ, cô vẫn vô địch sau 2 tiếng 18 phút 34 giây, nhanh hơn người về nhì chỉ 3 giây. Chuyên trang thể thao Running Magazine tổng hợp và rút ra 5 bài học về chiến 🦋thắng của VĐV người Hà Lan.
Lo lắng trước cuộc đua là điều đương nhiên
Hassan cho biết dù là nhà vô địch Olympic, cô vẫn hồi hộp, lo lắng trong lần đầu chạy marathon. "Trước cuộc đua, tôi liên tục tự hỏi bản thân tại sao mình tham gia cuộc đua này? Liệu tôi đã tập đủ chưa? Tôi nên chờ đợi, kỳ vọng g🐼ì♏?", cô nói.
Các VĐV dành hầu hết thời gian trong ngày để luyện tập cho những cuộc đua trọng tâm nên lo lắng là điều bình thường. Bởi hệ thần kinh giao cảm (SNS) là một trong hai bộ phận chính của hệ thần kinh💙 tự chủ, có c𓆏hức năng điều chỉnh các hành động vô thức của cơ thể. SNS giải phóng hai loại hormone để đối phó với các tình huống căng thẳng cao độ là epinephrine và norepinephrine, dẫn đến cảm giác nôn nao.
Nghiên cứu công bố trên New Health Advisor chỉ ra rằng, điều này vô hại. Chúng giúp cơ thể hoạt động tốt ☂hơn bằng cách cải thiện phản xạ và lưu thông máu trước khi vận động.
Bỏ lại những kỳ vọng phía sau
Tại cuộc họp báo trước London Marathon, Sifan Hassan cho biết kế hoạch luyện tập của cô không mấy khác biệt và cũng không có mục tiêu về thời gian. "Marathon là một cuộc đua hoàn toàn mới với tôi. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra꧑ cho đến khi tôi hoàn thành, nhưng tôi muốn thử", Hassan nói.
Nhà vô địch ưu tiên sự trải nghiệm hơn là thành tích thời gian. "Khi bỏ lại kỳ vọng p🐟hía sau, có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì chính mình", cô chia sẻ.
Tin tưởng bản thân
❀Thông thường, các giáo án luyện tập sẽ khuyên runner tích lũy đủ quãng đường trước khi bước vào cuộc đua full marathon đầu tiên. Tuy nhiên, điều này cần điều chỉnh, phù hợp với thể trạng của từng cá nhân. Hassan cho biết cô không thay đổi quá nhiều về kế hoạch luyện tập. "Tôi giữ nguyên lịch tập tương tự như giáo án dành cho kỳ Thế vận hội Tokyo 2020 cho nội dung 10.000m", cô chia sẻ.
Theo Running Magazine, runner nếu không có điều kiện tập với HLV, có thể tham khảo giáo án trên mạng. Tuy nhiên, không có kế hoạch nào là tốt nhất. Ngoài những nguyên tắc cơ bản như tập các bài cꦇhạy dài, bài tập tốc độ và bổ trợ, runner nên lắng nghe cơ thể để có một lộ trình luyện tập phù hợp.
Đừng ngại dừng lại
Haꦦssan có lẽ là VĐV nữ đầu tiên dừng lại đến hai lần để giãn cơ mà vẫn giành chiến thắng trong một cuộc đua marathon. "Tôi bị căng cơ hông. Càng chạy càng thấy đau", cô nói. Vì vậy, Hassan đã chọn phương án dừng lại giãn cơ, đi bộ cho đến khi h🌺ết cảm giác khó chịu. Sau đó, VĐV gốc Hà Lan tăng tốc trở lại để đuổi kịp nhóm dẫn đầu ở khoảng km số 35.
Running Magazine cho rằng, sự thay đổi về tốc độ có thể có lợi. Chạy là một môn thể thao có tác động lớn lên nhóm cơ thân dưới. Nếu có bất kỳ sự căng thẳng hoặc đau nhức, runner nên dừng lại để giải quyết. Nó tốt hơn so với việc cố ✃ജchạy để làm tổn thương nặng hơn. Ngoài ra, điều này cũng hữu ích đối với những người lần đầu chạy cự ly dài như half marathon và full marathon.
Xem cuộc đua như cuộc dạo chơi
Hassan cho biết, không hề nghĩ đến việc chiến thắng ở London Marathon. "Tôi chỉ đơn thuần muốn làm điều mà trước nay chưa quen làm". Chính điều này lại mang đến cho nhà vô địch một tinh thần thoải mái và bước lên bục cao nhất giải Abbott World Maratꦰhon Major đầu tiên trong đời.
Sau London Marathon, VĐV người Hà Lan sẽ nghỉ ngơi để hồi phục, chuẩn bị trở lại đường cự ly ngắn hơn t🐻ại giải Vô địch Điền kinh Thế giới năm nay tại Hungary. Cô cũng đã có kế hoạch cho cuộc đua marathon thứ hai ở Mỹ là Chicago Marathon hoặc New York Marathon.
Thanh Lan (theo Running Magazine)