BS.CKI Lê Thị Trúc Phương, chuyên viên Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết mùa cao điểm du lịch hè thường diễn ra vào cuối tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Thời tiết ngày hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh đường tiêu hóa phát triển gấp ba lần so với nhiệt độ bình thường. Việc đi du lịch cũng làm thay đổi nếp sinh hoạt thường ngày, khó kiểm soát được chất lượng an toàn thực phẩm... có thể gây ra bệnh tiêu hóa. Bác sĩ Phương gợi ý 5 cách giúp phòngඣ bệnh tiêu hóa, giữ sức khỏe để tận hưởng chuyến du lịch.
Tiêm vaccine
Theo bác sĩ Phương, có rất nhiều🅠 mầm bệnh có thể gây hại cho đường tiêu hóa, ví dụ vi khuẩn Salmonella typhi (thương hàn), e.coli, shigella, vibrio cholerae (tả); rotavirus, virus viêm gan A, adenoviruses, astrovirus cytomegalovirus...
Mầm bệnh thường lây nhiễm thông qua đường ăn uống hoặc 🍨lây gián tiếp qua bề mặt, đồ chơi, gây đau bụng, tiêu chảy, nôn ói... dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, nguy hiểm tính mạng nếu không được bù nước, xử trí kịp thời.
Theo bác sĩ Phương, các tác nhân như Rotavirus, viêm gan A, tả, thương hàn đã có vaccine, giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh khi kết hợp với nhiều biện pháp phòng bệnh khác, hiệu quả trên 80%. Trong đó, vaccine ngừa Rotavirus chỉ định cho trẻ dưới 8 tháng tuổi. Giaಞ đình, trẻ em nên chủng ngừa từ sớm kịp thời sinh miễn dịch phòng bệnh, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có lịch tiêm phù hợp.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Mọi người nên giữ vệ sinh cá nhân, trong đó chú trọng vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn trước, trong và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với môi trường. Đây là biện pháp giúp hạn chế tối đa tình trạng mầm bệ🌼nh xâm nhập cơ thể, gây nhiễm khuẩn ꩲđường ruột.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịc🌄h bệnh Mỹ, rửa tay giúp giảm 23-40% ca mắc tiêu chảy; giảm 58% bện෴h tiêu chảy ở người miễn dịch yếu; giảm 16-21% các bệnh về đường hô hấp, như cảm lạnh, viêm phổi; giảm 29-57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa.
Chọn thực phẩm an toàn
Vào mùa du lịch, các cơ sở dịch vụ thường quá tải, có thể dẫn tới thực phẩm không được bảo quản đúng cách. Việc này khiến nguy cơ 🦄ngộ độc thực phẩm tăng cao hơn.
Thực phẩm chế biến được bảo quản chưa đúng có thể nhanh ôi thiu, hỏng. Nếu chưa nấu chín, món ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc. Trẻ nhỏ dưới 6 🅘tuổi, sức đề kháng và hệ tiêu hóa yếu, dễ bị vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trù෴ng tấn công.
Do đó, mọi người lưu ý không chọn các món ăn sống, không qua chế biến ở những nơi có quá đông nඣgười. Gia đình có thể mang theo một số thự💫c phẩm dự trữ trong chuyến đi để bổ sung dinh dưỡng, ví dụ súp ăn liền, trái cây gọt vỏ.
Chú ý nguồn nước
Nước tại các hồ, ao, suối tự nhiên chứa vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Để đảm bảo, phụ huynh ưu tiên cho trẻ sử dụng nước sạch tại vòi, chỉ uống nước đóng chai hoặc n𝐆ước đã đun sôi đểꦯ nguội.
Ngoài ra, gia đình cần thận trọng khi dùng đá lạnh để ướp đồ uống. Lý do là các túi đá lạnh có thể chứa vi khuẩn gây đau bụng đi ngoài, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực p✃hẩm.
Mang đủ thuốc
Các gia đình nên chuẩn bị sẵn một số thuốc hỗ trợ bệnh đư▨ờng tiêu hóa không cần kê đơn, dung dịch oresol, thuốc hạ sốt; một số loại thuốc thông thường như thuốc cảm, dung dịch nhỏ mắt, oxy già, thuốc trị côn trùng cắn, dầu gió, ♍chống say tàu xe... Ngoài ra, gia đình nên dự trù danh sách địa điểm cấp cứu, hỗ trợ y tế tại điểm du lịch để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Người có sẵn bệnh đường tiêu hóa nh🍒ư viêm đại tràng, viêm dạ dày cần mang đủ thuốc đã được bác sĩ chỉ định. Người có bệnh nền cần chuẩn bị đầy đủ các thuốc đang điều trị theo đơn và uống đúng liều để tránh các đợt cấp tái phát.
Mộc Thảo