Nhiều sinh viên cảm thấy áp lực khi chọn chuyên ngành, nhưng đó không 𝔉phải là một quá trình căng thẳng nếu trả lời trọn vẹn các câu hỏi cần thiết.
Đại học là sự cân bằng giữa các mục tiêu tương lai, đòi hỏi tận dụng cơ hội từ lớp học, giáo sư, g🐻iảng viên và các hoạt động ngoại khóa. Do đó, để chọn đúng chuyên ngành, sinh v🤡iên nên chú tâm đến cả sở thích hiện tại và mục tiêu nghề nghiệp tương lai.
Sở thích của bạn là gì?
Để xác định sở thích cốt lõi của bản thân, người trẻ nên trả lời các câu hỏi như: bạn có thể nói về chủ đề nào; điều gì khiến bạn phấn khích... Chuyên ngành đại học có thể giúp sinh viên chuẩn bị♚ cho sự nghiệp tương lai, vì vậy điều quan trọng là chọn chương trình 🗹bản thân có thể theo đuổi lâu dài.
Đồng thời, không phải đam mê nào cũng là nghề nghiệp t📖iềm năng. Ví dụ, một người có thể đam mê động vật, nhưng nếu họ khô𒊎ng thoải mái khi nhìn thấy máu, vậy khoa học thú y có thể không phải là chuyên ngành phù hợp.
Điểm mạnh của bạn là gì?
Hiểu đượcꦏ điểm mạnh của b꧑ản thân là chìa khóa để xác định chuyên ngành. Yếu tố này có thể hướng sinh viên tới con đường sự nghiệp. Ví dụ: kỹ năng tổ chức tốt và tính hướng ngoại có thể thể hiện sự tương thích với nghề nghiệp trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Đối với con đường sự nghiệp này, chuyên ngành quản trị marketing có thể là lựa chọn phù hợp.
Các bạn trẻ cũng nên thành thật với bản thân về điểm mạnh và điểm yếu, đồng thời, cân nhắc ý kiến của b𓄧ạn bè thân thiết, thầy cô và những người biết rõ về mình.
Mục tiêu tương lai của bạn là gì?
Các bạn trẻ nên tưởng tượng nơi bản thân muốn ở trong🍬 5 đến 10 năm tới qua các câu hỏi như muốn sống ở đâu; muốn giữ chức vụ gì; 🌜muốn quản lý con người hay đi sâu vào nghiên cứu; muốn theo đuổi chuyên ngành có tiềm năng thu nhập cao không...
Để chọn chuyên ngành, sinh viên có thể làm ngược lại những câu hỏi về mục tiêu tương lai để nghiên cứu về một chuyên ngành hoặc lĩnh vực c♈hưa từng cân nhắc. Điều đó có t⛎hể giúp các bạn chuẩn bị cho mục tiêu của mình.
Bạn quan tâm đến loại khóa học nào?
Mỗi chuyên ngành sẽ yêu cầu một số môn học cốt lõi nhất định. Do đó, sinh viên cần tự hỏi liệu bản thân có quan tâm đến từng nội dung học phầ🎐n trong danh sách không. Mỗi người không cần phải đam mê tất cả các môn nhưng việc xác định sở thích của mình sẽ giúp sinh viên hiểu liệu mình có đang chọn chuyên ngành vì những lý do chính đáng hay không. Điều này cũng có thể giúp sinh viên tìm thấy sự rõ ràng về sở thích thực sự của mình.
Có người nào bạn tin tưởng để hướng dẫn tìm chuyên ngành không?
Nếu các bạn trẻ đang quay cuồng ngay cả khi đã trả lời những câu hỏi🦋 trên, việc tìm đến một cố vấn hoặc giáo viên hướng dẫn đáng tin cậy rất hữu ích. Một trong những cách tốt nhất để khám phá chuyên ngành phù hợp là nhờ người quan sát bạn trong môi trường học thuật và có thể trả lời khách quan các câu hỏi về điểm mạnh - yếu trong học tập của bản thân.
Sinh viên nên nói chuyện với nhân viên tư vấn hoặc giáo viên, sau đó, giải thích tình huống khó xử của mình ✅và nhận lời khuyên từ họ.
Ngoài ra, nếu không chắc chắn, các bạn trẻ có thể lựa chọn các lộ trình học tùy chỉnh. Một số trường đại học đã bắt đầu cung cấp chương trình cho phép sinh viên lên lộ trình. Các chương trình cá nhân hóa hoặc liên ngành này phù hợp với những bạn có nhiều sở thích và muốn tham gia các khóa học tℱhuộc nhiều chuyên ngành khác nhau để đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
Trong chương trình liên🅠 ngành, sinh viên có thể làm việc ಞvới cố vấn hoặc giáo sư, giảng viên để chọn khóa học riêng và đảm bảo đáp ứng yêu cầu của trường.
Để làm được điều này, sinh viên cần chọn một trường cung cấp cơ chế này và đảm bảo phù hợp với nghề n🍷ghiệp tương lai, sẵn sàng làm thêm một số công việc. Bên cạnh đó, việc thiết kếꦛ chuyên ngành của riêng có thể là quá trình nghiêm ngặt.
Các bạn trẻ cũng có thể chọn chuyên ngành 🧜kép, hoàn thành số giờ tín chỉ bắt buộc cho hai bằng đại học tại trường. Độ khó của việc này phụ 🎃thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu sinh viên đã chọn.
Nhật Lệ (Theo Forbes)