- Tiêm vaccine HPV có làm giảm khả năng mang thai?
Không có bằng chứng cho thấy vaccine HPV làm giảm khả năng mang thai. Hơn nữa🌼, mũi tiêm giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm các bệnh lý liên quan đến HPV gây ra ở cả hai giới như sùi mào gà, tổn thương ung thư cổ tử cung, âm hộ, â🌸m vật, hậu môn, các sang thương tiền ung thư ở bộ phận sinh dục ngoài...
Vaccine cũng gián tiếp ngăn ngừa các nguy cơ bệnh tật do HPV gây ra, ảnh hưởng đến thai kỳ. Ví dụ sùi mào gà làm tổn thương mô, gây khó khăn trong quá trình sinh nở hoặc sảy thai, có thể lây nhiễm HPV cho em bé trong quá trình chuyển dạ sanh thường qua ngã âm đạo. Nếu mắc ung thư, quá trình điều trị bao gồm xạ trị hay hóa trị có thể ảnh hưởng chất lượng trứng và tinh trùng làm g𝕴iảm khả năng sinh sản.
- Có thể tiêm vaccine khi đã sinh con nhiều lần hay không?
Mọi đối tượng đều có thể tiêm ngừa dù sinh con nhiều lần h🦄oặc có quan hệ tình dục. Vaccine phòng HPV vẫn giúp cơ thể tạo được miễn dịch và cho hiệu quả phòng bệnh.
Một số bằng chứng khoa học chỉ ra mũi tiêm vẫn giúp bảo vệ phụ nữ sau sinh. Ví dụ Viện Y tế Quốc gia Mỹ chỉ ra nữ giới sinh thường có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. Cơ quan này cũng chỉ ra tỷ lệ mắc ung thư ở nhóm sinh nhiều lần cao gấp 2,65 lần nhóm sinh ít hơn. Trong cả hai trường hợp, vaccine đều giúp cơ thể chị em phòng bệ🐲nh tốt hơn.
- Có cần xét nghiệm trước tiêm vaccine không?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, hiện nay không bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm HPV trước khi tiêm vaccine. Nam và nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 45, không mắc các bệnh cấp tính v🐻à không dị ứng với thành phần của vaccine đều đủ điều kiện tiêm chủng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mọi người cần được khám sàng lọc sức khỏe trước khi tiêm. Quá trình khám sàng lọc sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khꦏỏe tổng quát, phá🔥t hiện các vấn đề tiềm ẩn và tư vấn cụ thể về việc tiêm phòng HPV.
Mặc dù vaccine có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến HPV, không có nghĩa là ho🐼àn toàn miễn nhiễm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Do đó, ngay cả sau khi tiêm phòng, việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát theo khuyến cáo vẫn là rất cần thiết.
Cần lưu ý thêm, vacဣcine chỉ bảo vệ cơ thể khỏi các chủng virus có trong vaccine. Vì vậy, việc thực hiện các biện phꩵáp phòng ngừa khác như sử dụng bao cao su và quan hệ tình dục an toàn vẫn rất quan trọng.
- Đã quan hệ tình dục, nhiễm HPV thì vaccine còn hiệu quả?
Quan niệm cho rằng chỉ những người chưa quan hệ tình dục mới cần tiêm phòng HPV hoàn toàn không chín𝓀h xác. Thực tế, tiêm phòng HPV vẫn mang lại nhiều lợi ích cho cả nam và nữ giới từng qua🍰n hệ tình dục.
Lý do, thứ nhất là bảo vệ khỏi các chủng HPV chưa nhiễm. Việc từng quan hệ tình dục không đồng nghĩa với việc đã nhiễm tất cả chủn♏g HPV. Vaccine HPV🌟 có thể bảo vệ người đã quan hệ tình dục khỏi các chủng HPV mà họ chưa từng tiếp xúc hoặc chưa nhiễm.
Thứ hai, phòng ngừa tái nhiễm với các ch﷽ủng HPV khác. HPV có thể lây nhiễm và tái nhiễm nhiều lần qua đường tiếp xúc da kề da, da kề niêm mạc hoặc một số đường lây gián tiếp khác. Miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm HPV thường không đủ mạnh để ngăn ngừa tái nhiễm. Tiêm phòng HPV giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ tái nhiễm và bảo vệ khỏi các chủng ꧃HPV khác có trong vaccine.
Thứ ba, hiệu quả phòng bệnꦯh cao. Các nghiên cứu đã chứng minh vaccine có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến HPV. Các bệnh này bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật và mụn cóc sinh dục.
Tiêꦚm vaccine ngừa HPV sẽ không có tác dụng trong việc điều trị hoặc chữa khỏi bệnh HPV. Tuy nhiên, vaccine giúp ngăn ngừa nhiễm virus từ đó giúp phòng tránh lây lan và giảm hậu quả bất lợi nếu bạn tiếp xúc với một chủng virus khác trong tương lai.
- Nam giới trung niên thì không cần tiêm chủng?
Nhiều quan điểm cho rằng, nam giới - đặc biệt đối tượng người trung niên không cần thiết tiêm chủng HPV. Tuy nhiên, đối tượng này có tỷ lệ lưu hành virus rất cao song khả năng đào thải mầm bệnh tự nhiên thấp hơn nữ giới 26%. Bên cạnh đó, nam giới có nguy cơ mắc HPV thường xuyên, nhưng hiện nay chưa có biện phá🌜p xét nghiệm tầm soát HPV ở nhóm này.
Để bảo vệ sức khỏe nam giới, vaccine HPV đã được mở rộng độ tuổi tiêm chủng cho cả nam và nữ từ 9 đến 45 tuổi, hiệu quả phòng bệnh lên tới hơn 90%. Điều này đồng nghĩa với việc nam giới từ 40 đến 45 tuổi hoàn toàn có thể và nên tiêm để🍰 phòng ngừa ung thư cùng nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục liên quan đến HPV. Không có bằng chứng nào cho thấy vaccine ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Bác sĩ Nguyễn Minh Luân
Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC