Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2015 vừa bế mạc cuối tuần qua tại Davos (Thụy Sĩ) sau 4 ngày tổ chức với nhiều phiên họp cấp cao và các hoạt động bên lề. Diễn đàn năm nay có sự tham gia của hơn 2.500 đại biểu từ 140 quốc gia. Trong đó có hơn 40 chính trị gia và 1.500 giám đốc doanh nghiệp. Theo USA Today, dưới đây là những ♌nội dung đáng chú ý nhất trong sự kiện.
1.🍎🌊 Thủ tướng Đức - Angela Merkel cảnh báo Hy Lạp cần chịu trách nhiệm với các khoản vay của mình, khi nước này tiến tới cuộc bầu cử có thể khơi l♕ại cuộc khủng hoảng nợ tại eurozone. Bà cũng bày tỏ mong muốn Hy Lạp ở lại khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng ra tín hiệu Đức♒ sẽ không nới lỏng quan điểm rằng Hy Lạp cần hoàn trả các khoản nợ.
Thời điểm 🐠bà phát biểu cũng chính là lúc Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố tung gói kích thích kỷ lục trị giá 1.300 tỷ USD, bất chấp sự phản đối bấy lâu của Đức. Bà Merkel cho rằng gói kích thích mớ💫i có thể khiến nhiều nước châu Âu ỷ lại và trì trệ trong việc cải tổ.
2. Xung đột Nga - Ukraine luôn là tâm điểꦅm bàn lu♔ận của các đại biểu tham gia WEF. Trong một bài phát biểu, Tổng thống Ukraine - Petro Poroshenko đã kết tội Nga là kẻ gây hấn trong cuộc xung đột đã khiến gần 5.000 người thiệt mạng. Trong khi đó, các lãnh đạo EU tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ các lệnh trừng phạt. Thủ tướng Phần Lan - Alexander Stubb cho biết bà Merkel và ông Poroshenko cũng thường xuyên đề nghị Tổng thống Nga ﷺ- Vladimir Putin tìm giải pháp bằng con đường ngoại giao.
Trong khi đó, các lãnh đạo Nga vẫn luôn phủ nhận ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt lên kinh tế Nga. Tại Davos, Phó thủ tướng Nga - Igor 𝓡Shuvalov cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng tài chính, từ trước khi sự kiện Ukꩵraine diễn ra. Nga đã bắt đầu mất đà tăng trưởng và rõ ràng là một cuộc khủng hoảng cấu trúc đang hình thành".
3. Nhiều lãnh đạo thế giới đã bày tỏ lo ngại về vấn đề khủng bố. Tổng thống Pháp - Francois Hollande kêu gọi các doanh nghiệp lớn đóng góp vào cuộc chiến chống khủng bố bằng cách hạn chế buôn lậu và rửa tiền. Trong khi đó, Thủ tướng Iraq -💙 Haider Al-Abadi tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ quốc tế về vũ khí, đạn dược và không kích cho cuộc chiến của nước này chống tổ chức khủng bố IS. Ông cũng tiết lộ đã nhận được lô vũ khí lớn đầu tuần trước.
Trong khi đó, các cuộc thảo luận có sự tham gia của nhiều CEO nổi tiếng thế giới đã thu hút sự chú ý lớn của giới truyền thông. CEO Alibaba - Jack Ma cho biết mục tiêu của ông là phục vụ được 2 tỷ kháཧch hàng trên thế giới, 𝕴và giúp 10 triệu doanh nghiệp nhỏ ngoài Trung Quốc bán được hàng trên Internet. Trước đó, khảo sát mới nhất trên 1.300 CEO được công bố tại Davos cho thấy họ đang kém tự tin vào tăng trưởng kinh tế hơn năm ngoái.
4. Một số lãnh đạo, như Thủ tướng Malaysia - Najib Razak và Quốc vương Abdullah II của Jordan đã phải rời hội nghị sớm để tham dự lễ tang của Quốc vương Ảrập Xêút. Tổng thống Mỹ - Barrack Obama cũng cho biết sẽ tới nước này để chia buồn cùng gia đình𒅌 quốc vương.
Ban đầu, tin tức từ Ảrập Xêút khiến giá d𓆏ầu lập tức tăng 2%. Nhưng theo giới phân tích, việc này sẽ kh🌜ông ảnh hưởng lớn đến chính sách dầu mỏ của quốc gia Trung Đông trong ngắn hạn.
5. Vấn đề bất bình đẳng thu nhập và phân biệt giới tính cũng là tâm điểm của Davos năm nay. Tổ chức phi lợi nhuận Oxfam cho biết 1% người giàu nhất thế giới hiện kiểm soát gần một nửa tài sản🥃 toàn cầu. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cảnh báo tăng trưởng chậm có thể 🐽gây ra bất động về xã hội trong những năm tới.
Bên cạnh đó, năm nay, chỉ 17% người tham gia WEF là phụ nữ, tương đương 2 năm trước. Một khảo sát năm ngoái của WEF cho thấy sẽ mất 80 năm để lượng CEO nữ chiếm 50%. Tronꦯg một phiên thảo luận vào ngày họp cuối cùng, các đại biểu, như Melinda Gates và Tổng thống Rwandan - Paul Kagame cũng kêu gọi hành động nhiều hơn về vấn đề này. Jack Ma thậm 🅺chí tiết lộ một trong những bí quyết thành công của Alibaba là tuyển dụng nhiều nhân viên nữ, vì họ "nghĩ cho người khác nhiều hơn bản thân mình".
Hà Thu