Tất nhiên, 🐓việc các CLB hàng đầu từ Đức có thể giúp Bundesliga xác lập vị trí quyền lực mới ở Champions Le🌟ague giống Serie A, Anh rồi Tây Ban Nha trước kia hay không thì còn phải chờ thời gian kiểm chứng. Nhưng bóng đá Đức, trước tiên, có thể dạy cho bóng đá Anh nhiều điều bổ ích trong văn hóa cổ vũ.
Khán giả vào sân
Thống kê mùa trước cho thấy lượng khán giả trung bình vào xem một trận đấu ở Bundesliga là 45.116 người, qua đó biến giải đấu này thành giải vô địch quốc gia🍷 có lượng khán giả đông nhất thế giới. Ngoại hạng Anh, tuy xếp thứ hai, nhưng kém xa với chỉ 34.600 người vào sân mỗi trận.
Dortmund là đội bóng có lượng khán giả vào sân xem họ thi đấu đông nhất với trung bình 80.521 CĐV mỗi trận trên sân nhà Westfallen. Bayern và Schalke cũng đạt trung bình hơn 60༒.000 khán giả mỗi trận.
Sân bóng
Tính từ năm 2000, đã có 10 sân bóng mới được xây dựng cho các đội 💖dự Bundesliga, nhiều gấp 2,5 lần so với con số bốn sân ở Ngoại hạng Anh. Những sân 🐠bóng mới toanh ở Đức đó đều có các khu khán đài có chỗ đứng, qua đó cho phép đội bóng chủ quản hạ giá thành vé vào sân.
Ngoài ra, nhiều sân bóng cũ kỹ cũng được làm mới, hiện đại hóa, nhờ đó, những đội bóng giàu truyền thống như Kꦏaiserlautern, với sân Fritz-Walter, vẫn được chơi trên các sân bóng gắn liền với lịch sử hào hùng của họ. Arsenal hoàn toàn có thể làm theo cách đó với sân cũ Highbury thay vì "đốt" vài trăm triệu bảng vào ngôi nhà mới Emirates.
Giá vé
Xét tổng thể, để vào sân xem một trận Bundesliga, một CĐV Đức tốn ít tiền hơn nhiều so với🎶 các fan Anh ở giải Ngoại hạng. Vé cả mùa ở khu khán đài phía nam có sức chứa 25.000 người của Dortmund có giá 154 bảng cho 17 trận đấu sân nhà ở Bundesliga. Nếu thêm ba trận vòng bảng Champions League, mỗi CĐV chỉ cần bỏ thêm 33 bảng.
Các CLB Bundesliga cũng bán vé giá đắt, nhưng vẫn rẻ hơn đáng kể so với loại vé tương tự ở Ngoại hạng Anh, nơi giới trẻ chưa kiếm ra tiền hay tầng lớp lao động thu nhập thấp không có cơ h𒅌ội xem các đội bóng hàng đầu thi đấu.
Vé xem cả mùa mà Arsenal bán ra m﷽ùa này có giá những 985 bảng. Loại vé rẻ nhất cho những trận đấu hạng A của đội cũng tăng giá tới 920% từ 5 bảng lên 51 bảng trong giai đoạn 1990-2011.
Đồ uống có cồn
Ở Đức, khán giả vào sâ♋n thưởng thức các trận cầu đỉnh cao đều được phép uống bia. ♚Trong khi Ngoại hạng Anh, suốt 28 năm nay, bia rượu và mọi đồ uống có cồn khác bị cấm tiệt trong các sân bóng đá.
Chủ sở hữu
Bóng đá Anh từ lâu đá chứng kiến cảnh mua bán đội bóng và đối tác nào trả giá cao nhất sẽ sở hữu CLB, mà chẳng buồn đếm xỉa gì đến fan 𓆉bản địa, những người đã ủng hộ đội bóng suốt chiều dài hơn 100 năm lịch sử. Nhưng bóng đá Đức không cho phép chuyện tương tự xảy ra, nhờ một điều luật bất di bất dịch có tên '50+1'.
Luật này quy định 51% cổ phầnꩵ của mọi đội bóng Đức thuộc sở hữu của các thành viên CLB, tức là là những CĐV có thẻ hội viên. Điều đó có nghĩa là các hội CĐV sẽ có tiếng nói quyết định tới các vấn đề liên quan tới công tác quản lý, điều hành đội bóng, trong khi vẫn thu hút được đဣầu tư từ bên ngoài.
"Người Đức rất lãng mạn", CEO của Dortmund Hans-Joachim Watzke từng nói. "Khi nói về một đội bóng nào đó, chúng tôi muốn tận hưởng cảm giác kiểu 'à, đó là đội bóng của tôi' chứ không phả💛i kiểu 'đó là đội bóng của những tay đến từ Qatar, Abu Dhabi".
Phương Minh