Oanh tạc cơ XB-70 siêu đắt đỏ của Mỹ.
Trong giai đoạn 1960-2000, Mỹ từng đầu tư cho nhiều chương trình vũ khí tham vọng, với mục đích chủ yếu nhằm đánh bại Liên Xô và duy trì ưu thế quân sự toàn cầu. Tuy nhiên, có những dự án đã bị hủy vì thiếu ngân sách cũng như tính thực tế, theo National Interest.
Oanh tạc cơ siêu thanh XB-70 Valkyrie
Dự kiến thay thế máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-58, oanh tạc cơ XB-70 Valkyrie được thiết kế để xâm nhập không phận Liên Xô với tốc độ trên 3.700 km/h ở độ cao lớn. Nó từng được xem là tương lai của không quân Mỹ, với kiểu dán🐷g giống một phi thuyền không gian.
Tuy nhiên, giá thành quá đắt đỏ khiến chương trình XB-70 Valkyrie bị hủy bỏ. Ngoài ra, tiến bộ trong công nghệ tên lửa phòng không của Liên Xô cũng khiến XB-70 đối mặt với nhiều mối đe dọa hơn dự kiến. Tổng thống Mỹ Eisenhower và Bộ tr💦ưởng Quốc phòng Robert McNamara không muốn chi số tiền khổng lồ cho một oanh tạc cơ hạng nặng dễ tổn thương, 🎃nhất là khi Mỹ sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể mang đầu đạn hạt nhân để tấn công Liên Xô.
Không quân Mỹ quyết định hủy chương trình năm 1969, chỉ có hai nguyên mẫu XB-70💖 được chế tạo. 15 năm sau, oanh tạc cơ B-ꦍ1B với tính năng tương tự được đưa vào biên chế.
Trực thăng đa nhiệm AH-56 Cheyenne
ꦬ Đầu thập niên 1960, với mong muốn sở hữu loại trực thăng tối tân có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ, lục quân Mỹ phát triển mẫu AH-56 Cheyenne với thiết kế tiên tiến, kết hợp giữa tốc độ cao𝓀 và hỏa lực mạnh. Nó có thể hộ tống trực thăng vận tải, yểm trợ bộ binh mặt đất hoặc tấn công độc lập.
Tuy nhiên, mẫu AH-56 này lại mang tới nỗi thất vọng. Do vội vàng ứng dụng công nghệ chưa qua kiểm chứng, các nguyên mẫu đầu tiên gặp hàng loạt vấn đề nghiêm trọng, dẫn tới những tai nạn chết người. Ngoài ra, không quân Mỹ cho rằng lục quân đang tìm cách tước đoạt nhiệm vụ yểm trợಌ đường không tầm gần của họ nên tìm mọi cách ngăn chặn dự án này. Cuối cùng, không quân Mỹ đề xuất chế tạo một máy bay cường kích để xóa bỏ chương trình AH-56 Cheyenne, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng eo hẹp.
Tàu kiểm soát biển
Đầu thập niên 1970, chuẩn đô đốc Elmo Zumwalt đề xuất ý tưởng chế tạo Tàu kiểm soát biển (SCS), m🎉ột loại hàng không mẫu hạm 🌠nhỏ có nhiệm vụ bảo vệ các tuyến hàng hải trước tiêm kích tầm xa và tàu ngầm Liên Xô.
Trước việc chi phí đóng tàu sân bay lớp Nimitz gia tăng và tàu sân bay lớp Essex chuẩn bị loại biên, Zumwalt 🦹tìm cách duy trì hoạt động không quân trên hạm với 🐽chi phí thấp, không cần có đầy đủ tính năng của một nhóm tàu sân bay lớn. Ông tin tưởng rằng SCS sẽ phát huy hiệu quả khi nổ ra xung đột quân sự giữa NATO và khối Warsaw.
Hải quân Mỹ cố gắng triển khai ý tưởng này bằng tàu s✃ân bay trực thăng USS Guam, đồng thời tăng cường tiêm kích hạm AV-8B Harrier cho nó. Tuy nhiên, đứng trước khoản chi lớn cho lớp tàu mới và phải hy sinh nguồn lực cho tàu ꧂sân bay lớp Nimitz, Lầu Năm Góc quyết định không theo đuổi ý tưởng này.
Tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Tarawa và Wasp sau đó đảm nhận vai trò của SCS, dù vẫn được gọi là tàu tấn công đổ bộ và có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn SCS. Nhiều tàu sân bay hiện nay của Anh, Tây Ban Nha, Italy và Nhật Bả🌠n về cơ bản đều đảm nhận vai trò của SCS.
Oanh tạc cơ tàng hình A-12 Avenger
Giữa thập niên 1980, hải quân Mỹ ꦰtìm cách chế tạo oanh tạc cơ tàng hình cho tàu sân bay để thay thế cường kích A-6🌼 Intruder. Tập đoàn McDonnell Douglas đã phát triển oanh tạc cơ cận âm có thiết kế dạng cánh bay mang tên A-12 Avenger, có ngoại hình tương tự một chiếc B-2 Spirit thu nhỏ. Kết hợp công nghệ tàng hình và tối ưu cho tàu sân bay, A-12 hứa hẹn khả năng tấn công thọc sâu không có đối thủ.
Tuy nhiên, lớp sơn tàng hình của A-12 gặp nhiều lỗi, việc khắc phục làm gia tăng đáng kể khối lượng của nó. Chi phí dự án tăng vọt nhưng chất lượng máy bay vẫn không được cải thiện. Rào cả🍃n lớ☂n nhất là A-12 ra đời ở thời điểm Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc. Do ngân sách quốc phòng eo hẹp, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Dick Cheney quyết định hủy chương trình này để dành tiền cho các dự án ít rủi ro hơn.
Thất bại của chương trình A-12 vẫn còn tác động đến quân đội Mỹ ngày nay. Thay vì sở hữu một oanh tạc cơ tàng hình𒁏 tối tân, hải quân Mỹ vẫn tin dùng tiêm kích F/A-18C/D Hornet và F/A-18E/F Super Hornet, trong khi siêu tiêm kích F-35C đắt đỏ vẫn gặp hàng loạt lỗi nghiêm trọng.
Hệ thống chiến đấu tương lai
Đầu thế kỷ 21, lục quân Mỹ lên kế hoạch mua sắm hệ thống chiến đấu tương lai (FCS) để đáp ứng sự phát triển trong chiến tranh hiện đại. Đây là🏅 tổ hợp chiến đấu thống nhất bao gồm vũ khí có độ chính xác cao, phương tiện chiến đấu và nhiều loại cảm biến tối tân, có thể mang lại chiến thắng quyết định trên chiến trường.
Lục quân Mỹꦜ hy vọng FCS sẽ hỗ trợ kết nối cảm biến với xạ thủ, nâng cao hỏa lực sát thương trong khi giảm sự hiện diện của binh sĩ. Các chiến lược gia lục quân còn dự tính trang bị đại trà FCS cho các lữ đoàn gọn nhẹ để tăng khả năng cơ động trên chiến trường.
Tuy nhiên, việc Mỹ can thiệp quân sự vào Iraq năm 2003 khiến nước này phải huy động mọi nguồn lực cho cuộc chiến, kể cả ngân sách và nhân sự cho chương trình FCS. Ngoài ra, cuộc xung đột này cho thấy nhu cầu với những hệ thống như xe thiết giáp kháng mìn (MRAP) lớn hơn FCS rất nhiều.
Cuộc chiến Iraq cũng khiến học thuyết chiến tranh hiện đại của Mỹ bị hoài nghi, do các tay súng phiến quân thường gây thiệt hại lớn cho liên quân được trang bị công nghệ tối tâ♍n. Bởi vậy, dự án FCS bị dừng hoàn toàn kể từ đó.
Duy Sơn