Hơn 150 năm trước, bà Florence Nightingale (người Anh, sinh ngày 12/5/1820) là người đặt nền móng cho ngành điều dưỡng hiện đại. Để tri ân công lao🐬 của Florence, thế giới lấy ngày 12/5 làm Ngày Quốc tế Điều dưỡng.
Theo đại diện Hệ thống tiêm chủng VNVC, điều dưỡng là nhân tố quan trọng giúp các chương trình tiêm chủng thành công. Điều dưỡng đảm bảo mũi tiêm an toàn và hiệu quả đến từn🅠g đối tượng, nhờ cá⭕c kỹ năng dưới đây:
Thuyết phục, giao tiếp
Người điều dưỡng cần thường xuyên c꧒ập nhật kiến thức về vaccine, phân tích tính an toàn, hiệu quả và rủi ro khi tiêm chủn♛g để trò chuyện, hóa giải sự do dự của người dân.
Các cuộc khảo sát ở ☂Mỹ cho thấy hơn 74% phụ huynh tin vào khuyến nghị tiêm chủng của chuyên gia nhi khoa, trong đó điều dưỡng có vai trò quan trọng khi đưa ra lời khuyên, thuyết phục và giải đá𝓰p các thắc mắc của phụ huynh.
Đầu thế kỷ 20, các điều dưỡng ở các thành phố phía đông Mỹ đã đến tận nhà và bắt đầu bố trí nhân viên cho các điểm tiêm chủng. Những nỗ lực này đã cứu sống nhiều người khỏi mắc các bệnh như bại liệt, lao... Các điều dꦺưỡng cũng giúp cứu sống nhiều người trong đợt bùng phát cúm năm 1918, dịch H1N1 năm 2009, bằng cách tiêm vaccine cho người dân.
Dỗ trẻ
Đặc thù công việc của điều dưỡng tiêm chủng phải tiếp xúc với đa dạng độ tuổi như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, mẹ bầu, người lớn tuổi... vì vậy cần kỹ năng ứng xử phù hợp với từng đối tượng. Chẳng hạn, điều dưỡng chăm sóc, dỗ dành đối với các trẻ nhỏ để mỗi lần tiêm chủng diễn ra nhẹ♓ nhàng, êm ái. Các bé không thoải mái, sợ hãi hay giãy dụa sẽ không thể🐟 tiêm an toàn.
Người lớn cũng có nỗi sợ tiêm vaccine,💖 điều dưỡng cần dùng kỹ🌼 năng giao tiếp, thấu hiểu tâm lý, trò chuyện nhẹ nhàng để mọi người quên đi nỗi sợ, thoải mái tinh thần hơn.
Tiêm ít đau
Nhiều người kể dù lớn tuổi vẫn rất sợ cảm giác đau hoặc sợ kim tiêꦡm. Các điều dưỡng khi tiêm chủng đều có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, tập huấn liên tục để tiêm ít đau, giảm nỗi lo lắng, sợ hãi cho đối tượng tiêm chủng.
Đảm bảo tiêm chủng an toàn
Quy trình tiêm chủng an toàn do Bộ Y tế quy định bao gồm 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi tiêm. Tౠrong đó, điều dưỡng tham gia tất cả các khâu từ chuẩn bị, thực hành và theo dõi sau tiêm.
Người điều dưỡng đóng vai trò độc lập và ra quyết định, đảm bảo chất lượng mũi tiêm. Theo đó, điều dưỡng cũng phải học các kiến thứ💝c về vaccine, khám sàng lọc, chống chỉ định, hoãn tiêm... tương đương bác sĩ. Từ đó, họ có thể 🔯cung cấp cho người tiêm và người giám hộ đầy đủ những thông tin về tác dụng, lợi ích và rủi ro có thể xảy đến.
Điều dưỡng sẽ hướng dẫn kiểm tra, đối chiếu vaccine với chỉ định của bác sĩ. Nếu phát🃏 hiện chỉ định của bác sĩ chưa phù hợp, điều dưỡng có quyền trao đổi với bác sĩ để có chỉ định phù hợp hơn cho khách hàng.
Tại phòng tiêm, điều ꦫdưỡng viên sẽ đối chiếu thông tin để đảm bảo đúng người được tiêm; giới thiệu về vaccine gồm: tên, tác dụng phòng bệnh, nhà sản xuất, nước sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tính toàn vẹn của vaccine (gồm vỏ hộp và lọ, xilanh chứa vaccine, dung môi), liều dùng, đường dùng; tác dụng không mong muốn và những rủi ro khi t൲iêm chủng.
Theo dõi sát sao sau tiêm
Sau khi tiêm, điều dưỡng sẽ hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách theo dõi các phản ứng có thể xảy ൩ra sau tiêm. Họ đưa người tiêm ra khu vực theo dõi và chờ 30 phút đểꦫ kiểm tra các bất thường.
Việc theo dõi sát các phản ứng giúp phát hiện sớm những trౠường hợp bất thường cần xử trí như phản ứng phản vệ. Sau đó, điều dưỡng cũng là người có trách nhiệm hướng dẫn người tiêm tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, như: kiểm tra thân nhiệt, nhịp thở; sự tỉnh táo, ăn, ngủ; quan sát da toàn thân và vùng tiêm (s✅ưng, mẩn đỏ, phát ban). Nếu có dấu hiệu bất thường, người tiêm cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Mộc Thảo