Tổ hợp S-300 và S-400 tham gia huấn luyệ💙n bắn đạn thật
Lực lượng phòng không Nga được trang bị những hệ thống tên lửa có uy lực rất mạnh như S-300 và S-400 Triumf. Để vận hành những vũ khí hiện đại này, các binh sĩ Nga phải trải qua quá trình huấn luyện kéo dài 5 năm và chỉ có một số ít người vượt qua được, theo RBTH.
Quá trình huấn luyện kíp điều khiển tên lửa S-300 và S-400 gồm hai giai đoạn. Đầu tiên là học lý thuyết, nghiên cứu kế hoạch tấn công tên lửa của đối phương và chuẩn bị biện ph꧒áp đánh chặn.
"Học viên phải vạch phương án bám bắt và đánh trả bằng khẩu lệnh, cũng như viết lên giấy quy trình tác chiến. Mục đích là tối đa hóa tiềm năng của hệ thống, nhằm bắn hạ nhiều mục tiêu hết mức có t🐓hể", nhà phân tích quân sự Dm🌜itri Safonov cho biết.
Các học viên dành phần lớn thời gian tại học viện phòng không để tham gia các buổi học lý thuyết như vậy. Giảng viên có thể khiển trách các sĩ quan tương lai nếu họ không kịp nắm bắt chương trình học. Sau k🧸hi quá trình học lý thuyết kết thúc, học viên chuyển sang các bài thực hành trên máy tính.
"Tất cả hành động của kíp điều khiển đều được ghi nhận trong hệ thống. Độ khó được đẩy lên cao khi giảng viên áp dụng kịch bản khẩu đội S-400 bị gây nhiễu, hoặc phát sinh sự cố thiết bị. Mọi tình huống chiến đấu đều được mô phỏng, giúp học viên không bị bỡ ngỡ khi ra chiến trường thực tế", chuyên gia Safonov khꩵẳng định.
Giai ♑đoạn huấn luyện thứ hai diễn ra tại các trường bắn, cho phép học viên làm quen với thiết bị thực tế. Ngoài việc huấn luyện chiến đấu, học viên cũng phải thực hành n♛ội dung chuẩn bị và thu hồi trận địa, nạp tên lửa lên bệ phóng sau các trận đánh.
"Một số tiêm kích đóng vai mục tiêu với nhiệm vụ xuyên thủꦛng lưới phòng không. Học viên sẽ phải phát hiện và bám bắt các tiêm kích này, sau đó thực hiện thao tác phóng trên máy tính. Quy trình này không khác gì một trận đánh thực tế, trừ vꦬiệc quả đạn không rời bệ phóng", ông Safonov giải thích.
Trong nhữnꦡg đợt diễn tập bắn đạn thật, quân đội Nga thường sử dụng máy bay không người lái hoặc tên lửa tốc độ cao để mô phỏng mục tiêu. Các binh sĩ sẽ được phép phó♔ng đạn thật để bắn hạ chúng.
Xương sống của lá chắn phòng không tầm xa của Nga hiện nay là các tổ hợp S-300 và S-400. Được đưa vào biên chế từ năm 2007, S-400 Triumf là hệ thống phòng không tầm xa thế hệ mới, có khả năng đánh chặn mục tiêu đ꧃ường không từ khoảng cách 400 km và tên lửa đạn đạo từ khoảng cách 60 km.
Một tổ hợp S-400 được trang bị 4 loại tên lửa khác nhau, đủ sức tiến công tới 36 mục tiêu cùng lúc. Đạn 40N6 có thể diệt mục tiêu từ khoả🔯ng cách 400 km và độ cao 30 km, trong khi tên lửa cỡ nhỏ như 9M96 được thiết kế để đánh chặn khí tài bay sát mặt đất như tiêm kích và tên lửa hành trình, đạt tầm bắn tối đa 120 km.
Việt Hòa