Jo Stewart là một blogger du lịch phụ trách trang Intrepid Travel. Khi cô thông báo rằng sẽ tới Ấn Độ, bꦉạn bè cô ai cũng cảm thấy thích thú song cũng đầy ái ngại. Sau hành trình khám phá miền đất của thần linh, Jo đã chứng tỏ cho bạn bè thấy Ấn Độ không nguy hiểm như mọi người vẫn nghĩ. Dưới đây là những lời thú thực của bạn bè Jo về Ấn Độ cùng câu chuyện thật của nữ blogger.
“Tôi sợ rằng mình sẽ bị tiêu chảy mất”
Mọi người thường tò mò về việc bụng dạ của Jo phản ứng ra sao với thức ăn của Ấn Độ hơn là quan tâm đến vẻ đẹp đền Taj Mahal. Thực tế, trong chuyến đi của mình, Jo đã thử những món ăn địa phương từ nhữ🅷ng nhà hàng truyền thống đến sang trọng, hay những quán vỉa hè. Không ai trong đoàn bị đau bụng giữa đường hay phải dùng thuốc tiêu chảy khẩn cấp, chỉ có một người bị táo bón, Jo không hiểu tại sao? Tất nhiên cả đoàn của Jo đều dùng nước đóng chai nhưng họ vẫn thử nhiều món ăn trên hè phố và không ai có dấu hiệu bị bệnh đường ruột do ăn.
“Tôi lo ngại rằng Ấn Độ không được sạch sẽ”
Dĩ nhiên không phải du khách nước nào cũng có thể quen ngay với cảnh những đàn gia súc từ bò, dê, lợn cho đến lạc đà, ngựa, chó đi lại đầy trên đường như ở Ấn Độ. Vậy cách tốt nhất là du khách nên từ bỏ mọi sự so sánh không cần thiết. Jo thừa nhận cô có phần kinh ngạc kh𝓰i nhìn 🧸thấy người dân địa phương uống dòng nước thánh tại nơi hàng ngàn người hành hương vừa dẫm chân trần lên.
Tuy nhiên, cô cũng tự nhắc n꧟hở mình không nên so sánh bất cứ điều gì với quê nhà. Bởi nếu cứ mải để ý mọi thứ dựa trên tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân thì có lẽ du khách sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều thú vị về văn hóa của miền đất mới. Ví dụ như Jo suýt chút nữa đã không thể hòa mình cảm nhận được không khí tâm linh khi người dân uống nước thánh trong một đền thờ Sikh tại Delhi.
“Tôi là một phụ nữ và tôi không muốn trở thành nạn nꦛhâ✃n của một vụ quấy rối hay tệ hơn là hiếp dâm”
Những năm gần đây, giới truyền thông đã đưa tin nhiều về những tội ác bạo lực đối với phụ nữ Ấn Độ. Đất nước này đang trong giai đoạn thay đổi quan niệm về nữ quyền, do đó Jo tin rằng đó không nên là lý do khiến mọi người chùn chân khi muốn khám phá.
Không thể phủ nhận r▨ằng Ấn Độ là điểm đến nhiều thách thức cho những nữ du khách độc hành nhưng các vụ này không thể khẳng định được rằng tất cả đàn ông Ấn Độ đều bạo hành phụ nữ hay mọi người phụ nữ trên đất nước này đều là nạn nhân của bạo hành, quấy rối hay hiếp dâm. Khi đã tự ý thức được về sự an toàn của bản thân, bạn nên đi theo nhóm và những du khách nữ luôn chọn khoang tàu dành riêng cho phụ nữ.
“Tôi không nghĩ rằng mình sẽ hợp với đồ ăn Ấn”
Đồ ăn Ấn Độ không phải món nào cũng cay nóng. Jo chia sẻ rằng mọi món ăn cô thử đều không cay quá, trừ việc cô hít phải ớt bột khi đi chợ gia vị tại Delhi. Du khách có thể tránh những món cay nồng bằng cách luôn trung thành với những loại sốt cà ri như dhal, korma, tikka và tandoori, đặc biệt tránh xa các loại cà ri cay như phaal hay vindaloo. Nếu không꧟ ăn được cay, du khách có thể dùng loại chapatti hoặc naan.
“Tôi sợ phải dùng bệ xí xổm”
Trên đường từ Agra tới Delhi dưới tiết trời nắng nóng đến 45 độ C, Jo đã từ bỏ việc dùng toiletಌ giật nước thông thường, thay vào đó cô đã đi mua một chiếc kem và ăn nó ngon lành ngay sau khi dùng bệ xí xổm. Jo bày tỏ quan điểm của cô rằng mọi chuyện đều không quá to tát nếu mọi n♊gười chấp nhận nó thay vì nghiêm trọng hóa vấn đề.
Xem thêm: Những bức tượng 'phòng the' trong đền Ấn Độ
Phạm Huyền