Danh sách tác phẩm tranh giải "Phim quốc tế xuất sắc" tại Oscar 2021 có một đại diện của châu Á là Em của thời niên thiếu, một đại diện châu Phi là The Man Who Sold His Skin và ba tác phẩm đến từ châu Âu. Trong đó, Another Round của Đan Mạch hiện dẫn đầu đường đua. Những tạp chí lớn như Variety, Indiewire đều dự đoán Another Round🦩 sẽ chiến thắng trong lễ trao giải tối 25/4 tại Mỹ (giờ địa phương, tức sáng 26/4 - giờ Hà Nội).
Another Round (Đan Mạch)
Another Roundꦛ kể về nhóm bạn gồm bốn người đàn ông trung niên làm nghề giáo viên. Trong bữa tiệc sinh nhật của một thành viên, họ chia sẻ với nhau về giả thuyết cho rằng cuộc sống sẽ thăng hoa hơn nếu giữ độ cồn trong máu ở mức 0,05. Từ đó, nhóm bạn quyết định làm một cuộc thí nghiệm với cồn. Cả bốn bắt đầu sử dụng rượu trong trường học và những tín hiệu tích cực xuất hiện. Tuy nhiên, mọi thứ dần trở nên mất kiểm soát khi con số vượt ngưỡng 0,05.
Kịch bản của Another Round được chuyển thể từ một vở kịch của đạo diễn Thomas Vinterberg. Đằng sau tiếng cười chua chát, bộ phim lột tả tâm lý của đàn ông khi đứng trước khủng hoảng tuổi trung niên. Đảm nhận một trong bốn nhân vật của bộ tứ, Mads Mikkelsen😼 được đánh giá cao bởi diễn xuất đa dạng, có chiều sâu. Vai diễn mang lại cho anh một đề cử Oscar hạng mục "Nam chính xuất sắc", Thomas Vinterberg cũng được đề cử "Đạo diễn xuất sắc".
Collective (Romania)
Collective✱ là bộ phim tài liệu duy nhất trong danh sách đề cử. Chuyện phim lật lại vụ hỏa hoạn tại hộp đêm Colectiv ở Bucharest (Romania) năm 2015. Sự việc cướp đi sinh mạng của 64 người, trong đó 27 người chết trong vụ cháy, 37 người qua đời ở bệnh viện sau nhiều ngày chữa trị. Các bác sĩ đã không thể cứu bệnh nhân khỏi những triệu chứng nhiễm trùng vốn có thể phòng tránh. Toàn bộ sự việc được một nhóm nhà báo, dẫn đầu là Catalin Tolontan, điều tra và thu thập thông tin.
𒉰Đạo diễn Alexander Nanau đảm nhận cả vai trò biên kịch, sản xuất và biên tập. Thông qua hành trình của nhóm nhà báo, bộ phim lật tẩy những hành vi tham nhũng và sai sót của bệnh viện. Tác phẩm cũng là lời lên án chính phủ khi tìm cách thoái thác trách nhiệm trước công dân.
The Man Who Sold His Skin (Tunisia)
Câu chuyện của The Man Who Sold His Skin⛄ xoay quanh nhân vật Sam Ali (Yahya Mahayni), một công dân Syria phải chịu cảnh tha hương. Ở đầu phim, anh cầu hôn người yêu Abeer (Dea Liane) trên tàu trước sự chứng kiến của hành khách. Đám cưới chưa kịp tổ chức thì Sam bị bắt với lý do nói xấu chính phủ. Abeer phải tìm cách giúp anh vượt biên và chạy trốn đến nước láng giềng Lebanon. Để kiếm tiền, Sam ký hợp đồng với nghệ sĩ Jeffrey (Koen De Bouw) cho phép anh tùy ý sáng tạo bằng cách vẽ lên lưng của mình.
﷽Mượn chủ đề nghệ thuật, đạo diễn kiêm biên kịch Kaouther Ben Hania kể lại một câu chuyện nhân văn về bản chất con người. Sam nhanh chóng trở thành tác phẩm nghệ thuật sống của Jeffrey, được trưng bày ở khắp các triển lãm nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, theo thời gian Sam càng bị tước đi sự tự do lẫn lòng tự trọng của một con người. Anh được chuyền từ tay người này đến người khác một cách chua xót, không khác gì một món hàng.
Em của thời niên thiếu (Hong Kong)
Lấy bối cảnh học đường, Em của thời niên thiếu𓆏 kể về những ngày cuối cấp ba của Trần Niệm (Chu Đông Vũ) khi cô sắp sửa bước chân vào giảng đường đại học. Trần Niệm không được bạn bè giúp đỡ mà liên tục bị bắt nạt với đủ mọi chiêu trò. Người bạn thân của cô - Tiểu Điệp - cũng không thể chịu nổi, đành phải tự sát. Tia hy vọng duy nhất trong đời Trần Niệm lóe lên khi cô gặp được Tiểu Bắc (Dịch Dương Thiên Tỉ), một thanh niên bỏ học nhưng có trái tim ấm áp, đối xử với cô như người thân trong nhà.
Tác phẩm là phim thứ ba của Hong Kong vào danh sách đề cử của Oscar, sau Bá Vương Biệt Cơ (1993) và Đèn lồng đỏ treo cao𒀰 (1992). Tăng Quốc Cường cũng lập thành tích khi là đạo diễn đầu tiên sinh ra ở Hong Kong nhận đề cử Oscar. Cái hay của Tăng Quốc Cường là đã lãng mạng hóa một chuyện tình tuổi ô mai giữa bối cảnh xã hội đen tối nhất. Từ chủ đề bạo lực học đường, bộ phim khéo léo chuyển sang thể loại melodrama, tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem.
Quo Vadis, Aida? (Bosnia & Herzegovina)
Quo Vadis, Aida?ꦏ (Tạm dịch: Bạn đi đâu đấy, Aida) tái hiện sự kiện lịch sử năm 11/7/1995 khi quân Serb của Bosnia thảm sát hơn 7.000 dân thường, chủ yếu là nam giới. Nhân vật chính của phim là Aida (Jasna Djuricic), một nữ phiên dịch viên người Bosnia đang làm việc cho Liên hiệp quốc. Giống những phụ nữ khác, Aida phải tìm cách bảo vệ chồng và hai con trai giữa chiến trận. Căng thẳng bắt đầu khi ba người đàn ông trong gia đình Aida bị quân đội từ chối giúp đỡ vì không có thẻ căn cước của Liên hiệp quốc.
Là phim chính kịch đề tài chiến tranh nhưng Quo Vadis, Aida?✱ mang không khí của thể loại giật gân (thriller). Trong hơn 100 phút, đạo diễn Jasmila Žbanić đẩy người xem vào không khí căng thẳng, hỗn loạn của cuộc chiến. Không chỉ nhắc lại nỗi đau chiến tranh, tác phẩm gợi nhớ đến những sự kiện tương tự như vụ thảm sát Holocaust của Đức Quốc Xã.
Sơn Phước