Pinocchio của đạo diễn Matteo Garrone khởi chiếu tại Việt Nam từ tháng 7/2020, là bản phim người đóng mới nhất về cậu bé người gỗ. Tác phẩm do êkíp Italy - nơi sả🎐n sinh câu chuyện cổ tích - sản xuất. Phim mở màn thành công tại quê nhà hồi cuối năm 2019, là một trong năm phim được đề cử giải "Hóa trang và🔯 làm tóc" của Oscar 2021.
Đạo diễn Matteo Garrone muốn tái hiện một cách trực quan các hình vẽ trong ấn bản gốc năm 1883. Nghệ sĩ hóa trang Mark Coulier, chuyên gia trang đ🔯iểm từng được đề cử giải Oscar - Colli - và nhà thiết kế tóc Francesco Pegoretti cùng nghiên cứu ý tưởng này. "Yêu cầu về diễn xuất rất lớn, vì vậy chúng tôi muốn tạo ra lớp trang điểm tự nhiên nhất, giúp diễn viên phát huy🙈 được hết tài năng", Coulier nói.
Họ gặp nhiều thử thách trong quá trình tái hiện gần 30 nhân vật rối gỗ trong truyện. Trong đó, Pinocchio là nhiệm vụ khó nhất. Nhân vật phải có khả năng di chuyển dễ dàng, linh hoạt nhưng vẫn gợi lên độ cứng của chất liệu gỗ, cả về kết cấu lẫn màu sắc. Đạo diễn đã gửi cho Coulier một mảnh gỗ sồi qua đường bưu điện để nhóm chuyên gia tạo hình nghiên cứu. Họ mất bốn, năm tháng tạo ra lớp hóa trang hoàn hảo.
Pinocchio do Federico Ielapi, diễn viên tám tuổi thủ vai. Khâu hóa trang phải thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, thể hiện được sự tinh nghịch và thu hút. Chuyên gia tạo hình dành nhiều tháng để nghiên cứu kích tℱhước và độ cao của mũi Pinocchio. Cậu bé được đắp một lớp mặt nạ giả gỗ làm từ cao su silicone trên khuôn mặt, cổ cũng như bàn𓆏 tay, bàn chân. Mỗi lần hóa trang kéo dài đến ba tiếng và lớp mặt nạ phải được tháo bỏ, làm lại mỗi ngày, trong suốt 50 ngày.
Vẻ ngoài của Pinocchio thay đổi theo bốn giai đoạn trong suốt cuộc phiêu lưu của cậu. Từng phần gỗ bị trầy xước và sứt mẻ cũng được thể hiện một cách tinh xảo. Gần như toàn bộ phần xuất hiện của Pinocchio đều được quay trực tiếp, VFX (k𝔉ỹ xảo) chỉ phát huy tác dụng khi mũi của nhân vật cần dài ra hoặc cho những cảnhꦓ chân cậu bị bỏng.
Colli cũng dành nhiều thời gian để suy nghĩ tạo hình của Geppetto (Roberto Benigni thủ vai). Yêu cầu thẩm mỹ của nhân vật này cũng không kém phầ🌃n quan trọng với hai giai đ♑oạn: khi ông tạo ra Pinocchio và sau khi ông bị mắc kẹt trong bụng cá voi.
Các nhân vật khác, bao gồm một ốc sên khổng lồ, một thẩm phán khỉ và một con cá ngừ có khuôn mặt kỳ dị, cũng đòi hỏi trí tưởng tượng và sự chuẩn bị công phu. Bà Ốc Sên (Maria Pia Timo thủ vai) được tạo ra với lớp hóa trang từ một bộ đồ bó sát bằng cao su. Với các nhân vật rối cũ của nhà hát, các nghệ sĩ tạo nhiều vân gỗ hơn, nhiều hạt sần 🐻và màu sắc đậm hơn. Điều này cho thấy sự khác biệt về thời gian giữa chúng và Pinocchio.
Tiên Xanh là nhân vật mà Colli gọi là "sự cân bằng hoàn hảo của vẻ đẹp, sự ngọt ngào và cái chết, sự bất an", với làn da trắng ngần, trang phục và mái tóc đơn sắc. Cô đội một chiếc vương miện được làm từ những bông hoa thật, hoa vải và tóc giả màu xanh nhạt. Tất cả tóc giả trong phim đều được làm thủ công từ tóc người, lông bò Tây Tạng và lông ngựa. Nhà tạo mẫu ꦇtóc sử dụng kỹ thuật nhuộm từ những năm 1800 để tạo vẻ cổ điển, thể hiện rõ đặc điểm của người, động vật ꧋và rối. Nguồn cảm hứng chính để làm nên những đạo cụ này là "commedia dell’arte", một thể loại kịch của Italy.
Dù là phim giả tưởng, đạo diễn Matteo Garrone muốn từng nhân vật thể hiện sự khắc khổ từ trong tạo hình. "Nông dân, người làm thuê, kể cả người chủ sống ở cuối thế kỷ 19 không đủ ăn đủ mặc, không thể đảm bảo vệ sinh cá nhꩲân. Do đó, họ phải có dấu hiệu của mệt mỏi, bụi bẩn và sự lạnh lẽo trên làn da", chuyên gia trang điểm Colli cho biết.
Vân An (theo Latimes)