BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng VNVC, cho biết khi mang thai, cơ thể phụ nữ bị suy giảm miễn dịch, dễ nhiễm bệnh có thể gây dị tật thai nhi, tăng nguy cơ trở nặng phải nhập viện. Vì vậy, thai phụ thường được khuyến cáo tiêm các loại vaccine để phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, các loại vaccine dưới đây không nên tiêm tron🐟g khi mang thai.
HPV
Theo BS Chính, hiện không có bằng𝓡 chứng cho thấy mũi tiêm ngừa HPV sẽ ảnh hưởng hoặc gây hại cho thai nhi, tuy nhiên vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định vaccine an toàn với thai phụ. Các chuyên gia không khuyến cáo tiêm chủng rộng rãi cho phụ nữ mang thai, thay vào đó yêu cầu hoàn thành lịch trình tiêm chủng tối thiểu một tháng trước khi có bầu.
Tuy vậy, nếu chị em phát hiện mang bầu khi vừa tiêm chủng, thì cũ🀅ng không nên quá lo lắng. Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Y học New England đã chứng minh vaccine HPV tứ giá không nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Vaccine cũng không làm tăng khả năng sảy thai, dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, sinh non, thai lưu hoặc em bé nhẹ cân.
có liều tiêm ba mũi, kéo dài trong 6 tháng, được chỉ định tiêm cho trẻ 🌄từ 9 tuổi đến người lớn 45 tuổi. Tại Việt Nam, vaccine được khuyến cáo tiêm cho nam và nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi 𒁏dù đã hoặc chưa quan hệ tình dục, phòng bệnh tình dục và một số loại ung thư như cổ tử cung, hậu môn, âm đạo...
Sởi, quai bị, rubella
Hiện Việt Nam có hai loại vaccine 3 trong 1 phòng sởi - quai bị - rubella phổ biến là Priorix (Bỉ) và MMR (Mỹ và Ấn Độ). Đây là các loại vaccine 💞sống, giảm độc lực, tức là có thành phần virus hoặc vi khuẩn tự nhiên đã được làm suy yếu.
So với vaccine bất hoạt, vaccine sống giảm độc lực tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh, kéo dài hơn, song có thể ảnh hưởng bất lợi tới bào thai, vì vậy không được khuyến cáo cho tha🅠i phụ.
Theo bác sĩ Chính, ph⛦ụ nữ nên tiêm vaccine phòng sởi-quai bị-rubella từ một đến ba tháng trước khi mang thai. Cụ thể, Priorix cần tiêm trước tối thiểu 1෴ tháng; còn MMR-II cần tiêm trước tối thiểu 3 tháng. Lý do là ba bệnh nói trên dễ lây nhiễm khi chưa có miễn dịch, nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.
Vaccine thường có phác đồ tiêm hai mũi cách nhau 1 tháng. Hiện chưa ghi ♌nhận trường hợp cần đình chỉ thai kỳ nếu phát hiện mang bầu sau khi tiêm ngừa. Nếu phát hiện có thai sau khi tiêm chủng, thai phụ cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa và khám thai định kỳ để nắm tình hìn𒈔h phát triển của thai nhi.
Thủy đậu
Hiện các có trên thị trường cũng là vaccine sống giảm độc lực, không được chỉ định cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thai phụ rất cần phòng bệnh thủy đậu do bệnh làm tăng nguy cơ viêm phổi phải nhập viện và dị tật chân tay ở thai nhi, ví dụ dị dạng ở sọ, bất thường nhãn cầu... Nếu người💮 mẹ mắc thủy đậu trước 5 ngày và 2 ngày sau sinh, em bé dễ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh với tỷ lệ tử vong lên đến 30%.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo phụ nữ tiêm ngừa thủy đậu tối thiểu ba tháng trước khi mang bầu. Vaccine ngừa thủy đậ𒉰u hiện có là Varivax ̣̣(Mỹ), Varilrix (Bỉ), Varicella (Hàn Quốc). Phác đồ tiêm ngừa bao gồm hai mũi, cách nhau tối thiểu một tháng. Vaccine thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể cần một đến hai tuần để sinh ra kháng🌞 thể.
Trường hợp lỡ tiêm ngừa thủy đậu khi đang mang thai, thai phụ cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa và thăm khám 🔜sức khỏe định kỳ để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi.
Viêm não Nhật Bản
Hiện có 3 loại vaccine phòng viêm não Nhật Bản tại Việt Nam bao gồm JEEV (Ấn Độ), Jevax (Việt Nam) và Imojev (Thái Lan). Tr🌳ong đó, JEEV và Jevax là vaccine bất hoạt và Imojev là vaccine sống giảm độc lực, 🍷không chỉ định cho phụ nữ mang thai.
Liệu trình tiêm chủng phụ thuộc vào loại vaccine, ví dụ JEEV có phác đồ hai mũi cơ bản, cách nhau tối 𝐆thiểu hai tháng. Jevax có phác đồ ba mũi, trong đó hai mũi tiêm đầu cách nhau hai tuần, mũi ba cách mũi hai một năm. Imojev có phác đồ tiêm một mũi dành cho người trưởng thành; còn trẻ em tiêm hai mũi, cách nhau một năm, có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi.
Do viêm não Nhật Bản🌼 là bệnh𓂃 nặng, đe dọa tính mạng mẹ và em bé, phụ nữ nên có kế hoạch phù hợp để đảm bảo tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh trước khi mang bầu.
Phế cầu
Vaccine phế cầu khuẩn không được kh🍌uyến cáo do chưa có nghiên cứu về tính an toàn trên thai phụ. Tuy nhiên, theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ, không có báo cáo nào về tác dụng phụ bất lợi của vaccine ở em bé và người mẹ đã tiêm vaccine lúc mang bầu.
Theo bác sĩ Chính, phụ nữ nên hoàn thành tiêm vaccine phế cầu trước khi có em bé. Vaccine Prevenar 13 phòng 13 chủng phế cầu có 🔥phác đồ tiêm một mũi duy nhất, khôn🧜g cần tránh thai sau khi tiêm.
Lไý doไ là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) lây truyền qua đường hô hấp và có thể gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản. Một số trường hợp tiến triển thành viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não, để lại di chứng thần kinh khi không được điều trị kịp thời.
Theo ước tính của Tổ chức Y🍨 tế Thế giới WHO, năm 2015 có khoảng 8,9 triệu trường hợp mắc bệnh và 257.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn còn gây ra các bệnh có tỷ lệ mắc cao thứ 3 trên thế giới và tỷ lệ tử vong cao 20 - 25%.
"Việc tiêm phòng vaccine p♎hế cầu tr𒀰ước mang thai sẽ giúp chống lại các biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn này gây ra, đặc biệt là tình trạng viêm phổi trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển, thai lưu...", bác sĩ Chính nói.
Chi Lê