Thông tin được ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội TP HCM nói trong chương trình "Dân hỏi, chính quyền trả lời", sáng 9/1. Theo báo cáo thưởng 🐼Tết Nhâm Dần của hơn 1.000 doanh nghiệp sử dụng khoảng 175.000 lao động, hơn một nửa cho biết gặp khó khăn về kinh phí khi chi tiền Tết c🧸ho người lao động.
Ông Khiết thông tin các doanh nghiệp có mức thưởng cao thuộc các ngành điện, điện tử, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, chế biến thực phẩm, kho bãi, công nghệ thông tin... Các doanh nghiệp quy mô sản xuất vừa và nhỏ, sử dụng lao động giản đơn thưở♌ng rất thấp. Tuy khó khăn nhưng các nhà máy vẫn cố gắng có một khoản thưởng cho người lao động theo quy chế thỏa thuận trước đó.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố tiếp 🐟tục giám sát việc chi trả lương, thưởng Tết cho người lao động. Các sở ngành cần nhanh chóng có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong thưởng Tết, đặc biệt không để xảy ra tình trạng ngừng việc, đình công.
Ảnh hưởng của dịch, công nhân, sinh viên ở lại thành phố ăn Tết nhiều hơn mọi năm. Chính quyền thành phố và các tổ chức đoàn thể có nhiều chương trình, với tổng kinh phí khoảng 𓂃1.800 tỷ đồng, giúp đỡ để tất cả người dân có Tết.
Cụ thể, thành phố sẽ chi khoảng 900 tỷ đồng để giúp đỡ các ♏hộ nghèo, gia đình chính sách, nhóm bảo trợ xã ▨hội... Mỗi hộ sẽ được nhận các phần quà Tết trị giá mỗi suất 1,15 - 3,1 triệu đồng.
Ngoài ra, công đoàn TP HCM sẽ chi hơn 700 tỷ đồng tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ lao động ﷽hoàn cảnh khó khăn. Ủy ban MTTQ TP HCM vận động được khoảng 200 tỷ đồng giúp đỡ người lao động các xóm trọ nghèo, người già, neo đơn, trẻ em mồ côi do dịch.
Lê Tuyết