Theo số liệu thốܫng kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với một số vấn đề dinh dưỡng quan ꧑trọng. Ngoài tỷ lệ trẻ thấp còi, còn khoảng 40-60% trẻ bị thiếu các vi chất cần thiết, giúp ch🌃o phát triển tối ưu về thể chất lẫn tinh thần.
Trong khi đó, tại một số tꦛhành phố lớn, tỷ lệ trẻ thừa cân 🥀béo phì gia tăng nhanh và đạt tỷ lệ báo động 10-15%.
Theo bà Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng,ಞ vấn đề dinh dưỡng cần phải khắc phục tại Việt Nam là suಌy dinh dưỡng ở vùng nông thôn và thừa cân béo phì tại các vùng thành thị.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là các em và người chăm sóc chưa được trang bị đầy đủ kiến thứ꧒c khoa học về dinh dưỡng hợp lý, về rèn luyện thể lực. Ở các vùng nông thôn hầu như chưa có các bữa ăn học đường do 💛điều kiện về kinh tế. Tại các trường nội trú ở thành thị, bữa ăn tùy thuộc vào tiền đóng góp và cách tổ chức của nhà trường, các thầy cô giáo và chưa có sự kết hợp với các nhà dinh dưỡng để xây dựng bữa ăn phù hợp vớ🐼i học sinh.
Trong hơn một năm qua, chương trình Giáo dục dinh dưỡng học đường đã phổ cập kiến thức dinh dưỡng qua phần mềm máy tính cho hơn 10.000 học sinh tại 13 trường tiểu học. Chương trình nhằm nân▨g cao kiến thức dinh dưỡng cho học sinh tiểu học, giúp phụ huynh và giáo viên n𝓰hận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe trẻ em, từ đó áp dụng vào hành vi hàng ngày.
Trẻ em tuổi học đường là giai đoạn rất quan trọng trong chăm sóc dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời. Ở giai đoạn này, nếu trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt, cùng với chế độ luyện tập thể lực phù hợp sẽ phát triển một cách toàn diện cả về thể lực và trí lực. Những kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng được hình thàꦡnh trong giai đoạn này sẽ được duy trì bền vững, ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ sau này.
Lê Phương