Tại phiên thảo luận "Giá trị của 5G tại Việt Nam" trong khuôn khổ diễn đàn Công nghệ Việt trong kỷ nguyên kết nối mới chiౠều 7/1 tại TP HCM, các diễn giả cùng nhau chia sẻ về những lợi thế và giá trị mà 5G mang lại cho nền kinh tế xã hội, người dân cũng như doanh nghiệp tại Việt Nam.
Mở đầu phiên thảo luận, đại diện Cục Viễn thông nhận định: "Công nghệ 5G sẽ mang lại những ứng dụng, dịch vụ lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Trước🧔 đây, nếu chỉ nhờ Internet di động, không thể kết nối tức thời, không thể có điều khiển ôtô tự động hay điều khiển y tế từ xa".
Ông Nguyễn Minh Quân, đại diện Công ty điện tử Samsung cũng khẳng định sau khi trải nghiệm 5G, người dùng chắc chắn nhận thấy sự thay đổi rất lớn, như chất lượng dịch vụ cuộc gọi video được nâng lên đáng kể, hay người dùng có thể tải về một bộ phim chỉ sau vài giây ngay🅘 trên đường di chuyển, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Trong khi đó, ông Đặng Kim Long, Giám đốc truyền thông của Huawei, cho biết 5G đã được ứng dụng trong mảng sản xuất thông minh, như robot thông minh. Ở mảng y tế, 5G góp phần phòng chống Covid-19 qua thiết bị robot cảnh báo thân nhiệt từ xa, có thể di chuyển và đo thân nhiệt tự động, phát ra cảnh báo, nhắc nhở những người không đe😼o khẩu trang trong đám đông...
"Trong y tế, 5G còn hỗ trợ bác sĩ hội chẩn bệnh nhân nhiễm Covid-19. Cụ thể, nhờ hệ thống 5G, bác sĩ sẽ h🥀ội chẩn từ xa dựa trên những tấm phim chụp cắt lớp bộ phận của bệnh nhân; người thân cũng có thể thăm viếng bệnh nhân từ xa thông qua các ứng dụng 5G, từ đó giúp bệnh nhân yên tâm điều trị", ông Long nêu ví dụ.
Dự kiến, trong năm 2021, 5G sẽ được cấp phép thương mại trên diện rộng, sau khi kết thúc thử nghiệm thươ🎉ng mại vào tháng 6 tại Việt Nam. Đến năm 2030, 5G sẽ phổ cập đế��n tất cả người dùng. Tuy nhiên, đại diện Cục Viễn thông cũng nói thêm, tại Việt Nam, công nghệ đã sẵn sàng nhưng để ứng dụng phù hợp cho các doanh nghiệp vẫn là bài toán khó và cần giải pháp từ các doanh nghiệp.
Theo ông Mai Hồng Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển MobiFone, trong một hệ sinh thái, cần có sự tham gia của bốn bên: người dùng, nhà cung cấp thiết bị, doanh nghi🌌ệp cung cấp dịch vụ và quản lý nhà nước.
"Trong xu thế phát triển của xã hội, người dùng luôn được lợi và là động lực chính thúc đẩy phát triển. Tất cả thành phần khác đều tập trung làm tốt nhất có thể để phục vụ nhu cầu của người dùng. Đối với nhà sản xuất, trong quá trình nghiên cứu và phát triển có rất nhiều sáng chế và mong muốn thúc đẩy sáng chế vào thực tế, tiêu tốn rất nhiều tiền để ra được một sáng chế và dĩ nhiên mong muố😼n thu hồi lợi nhuận. Do đó, nhiệm vụ là phải bán được càng nhiều thiết bị càng tốt. Với doanh nghiệp, đây là bài toán hóc búa giữa việc cung cấp dịch vụ và việc cân bằng giữa doanh thu - chi phí. Bài toán này mỗi doanh nghiệp có một cách tính toán riêng", ông Hồng Anh nêu. "Một thành phần khác là cơ quan quản lý nhà nước có vai trò định hướng chính sách, định hướng phát triển của doanh nghiệp".
"Để triển khai, cần có sự đồng hành từ phía nhiều chủ thể, phối hợp một cách chặt chẽ, từ đó thúc đẩy phát🅺 triển kinh tế xã hܫội. Đây là cơ hội để Việt Nam tận dụng vượt lên", ông Lương Phạm Nam Hoàng nhận định.
Diễn đàn "Công nghệ Việt trong kỷ nguyên kết nối mới", được tổ chức trong hai ngày 7 và 8/1 tại TP HCM, có ba phiên thảo luận về ba nội dung: Sản phẩm Công nghệ Việt, Việt Nam trong kỷ nguyên 5G v💖à Sức mạnh AI trong kỷ nguyên kết nối mới. Đại diện các bộ, ngành, các công ty công nghệ Việt Nam, đại diện các nhà mạng lớn trong nước, các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo hàng đầu... sẽ chia sẻ góc nhìn cùng những thách thức với nền công nghệ trong nước trước một kỷ nguyên mới.
Song song với diễn đàn là triển lãm công nghệ với sự tham gia của hàng loạt nhãn hàng như Panasonic, Kangaroo, Propzy, 𒉰Linco, FPT Play Box...
Diễn đàn nằm trong chuỗi sự kiện Tech Awards của VnExpress. Phiên thảo luận sáng 8/1 về nội dung Sức mạnh AI trong kỷ nguyên kết nối mới. Đăng ký tham dự tại đây.
Châu An