Thứ tư, 16/12/2020, 09:35 (GMT+7)

6 hành trình xuyên Việt ấn tượng năm 2020

Đi bộ, đạp xe hay dùng xe máy, các phượt thủ đều nỗ lực hoàn thành hành trình dù gặp gián đoạn bởi Covid-19.

Năm 2020, dù tác động nặng nề đến ngành du lịch, đại dịch vẫn không thể ngăn cản những lữ khách từ mọi miền đất, mọi lứa tuổi lên đường khám phá dải đất hình chữ S theo cách riêng của mình.

Vũ Duy Hoàn và hành trình '0 đồng' xuyên Việt

Chàng trai trẻ Vũ Duy Hoàn đi xuyên Việt từ tháng 2/2020. Ảnh: Vũ Duy Hoàn.

T💛háng 2/2020, Vũ Duy Hoàn, 20 tuổi, đi bộ xuyên Việt trong 100 ngày. Vỏn vẹn 3 bộ quần áo, đôi giày chạy bộ, cùng chiếc túi rỗng, Hoàn làm đủ mọi công việc trên đường để duy trì hành trình. Anh ra đồng bắt cá♔ sông, phụ bán bún, bán nước đến cắt cỏ, thu hoạch dứa... cùng người dân. Chuyến đi giúp Hoàn lan tỏa những trải nghiệm vùng miền trên đất nước, truyền tải thông điệp tuổi trẻ dám nghĩ dám làm. Tích cực cập nhật hành trình lên Youtube, Hoàn vừa đi vừa kêu gọi quyên góp tiền ủng hộ người nghèo.

Nữ khách Tây đạp xe ngắm dọc đất nước Việt

Lourdes Gala Santos chọn Việt Nam làm điểm đến cho hành trình đạp xe. Ảnh: The Culture Trip.

Tháng 4/2020, nữ khách Tây Lourdes Gala Santos, 35 tuổi, đến từ Scotland, đạp xe dọc Bắc - Nam sau cảm hứng từ cuốn sách du lịch bằng xe đạp của Anne Mustoe. Cô chọn Vꦫiệt Nam vì muốn tìm hiểu một nền văn hóa hoàn toàn mới lạ. Chuyến đi 6 tuần trọn vẹn qua những trải nghiệm cùng người bản xứ như: ngồi thuyền bắt cá, bổ dừa bằng mã tấu... Cô khen ngợi sự thân thiện của người Việt Nam cùng văn hóa bản địa đặc sắc. "Thế giới có nhiều cảnh đẹp nhưng con người nồng hậu như ở đây khó mà tìm thấy. Đó là những trải nghiệm không thể mua được bằng tiền", cô nói.

Cô gái bỏ công việc ổn định đi xuyên Việt

Lãn Nguyên Huệ Trang thực hiện xuyên Việt bằng xe đạp. Ảnh: Trang Aislinne

Bỏ dở công việc với mức thu nhập tốt, Lãn Nguyên Huệ Trang quyết định xuyên Việt từ tháng 5/2020 bằng xe đạp. Chuyến đi kéo dài gần 2.000 km từ Hà Nội đến Cà Mau nhưng Trang mang theo 3 triệu đồng trong người vì "không muốn một chuyến đi quá dễ dàng, ăn quán, ở nhà nghỉ." Để chuẩn bị, cô dà♏nh ra 6 tháng học võ tự vệ, nghiên cứu đường đi, củng cố tinh thần... sau đó tìm cách thuyết phục người dân cho ăn nhờ, ngủ nhờ trên đường đi.

Không đơn thuần là trải nghiệm, chuyến đi cho cô một gia đình nhỏ dọc Việt Nam với những con người luôn sẵn🌜 sàng giúp đỡ không vụ lợi. Hiện tại, Trang vừa đến Kon Tum sau hơn 1 tháng trú mưa bão tại Đà Nẵng. Dự kiến, khi đến Cà Mau, cô sẽ tiếp tục hành trình đi bộ từ Hà Nội lên các tỉnh miền núi phía Bắc.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt quyên tiền

Hành trình 1.800 km của Bùi Ngọc Quý đáng nhớ không chỉ vì cảnh đẹp mà còn bởi số tiền hơn 130 triệu đồng giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao Lai Châu.

Bùi Ngọc Quý lên đường cuối tháng 5/2020, xuất phát từ cầu Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh) đến Lăng Bác (Hà Nội). Chàng trai sinh năm 1997 khiến nhiều người ngưỡng mộ vì hành trình ⛦xuyên Việt vừa trải nghiệm vừa gây quỹ từ thiện. Quý giãi bày những ngày đไầu chưa quen, đôi chân luôn trong tình trạng phồng rộp, đau nhức.

Hành trình 1.800 km đi bộ của chàng trai 23 tuổi
 
 
Hành trình đi bộ xuyên Việt 1800 km. Video: Lộc Chung

Suốt dọc hành trình cậu còn suýt bị giật điện thoại, choáng váng giữa trời nắng gắt, thậm chí bị sàm sỡ... Khó nhất là chỗ ở, nhưng đôi chân không mỏi cùng tinh thần thép, cậu tiếp tục đi, hoàn thành chuyến đi vào tháng 7 sau hơn 2 tháng🏅 "mắc võng, ngủ đường".

Hành trình xuyên Việt, Quý kêu gọi các n🌳hà hảo tâm hơn 130 triệu đồng xây nhà sinh hoạt bán trú cho trẻ em mầm non ở địa bàn huyện Mường Tè, Lai Châu.

Bùi Ngọc Quý chụp ảnh kỷ niệm khi tới Hà Nội. Ảnh: Ngọc Quý

Vác balô xuyên Việt dọc bờ biển ngắm cảnh

Lê Quốc Vương (ngoài cùng, trái) xuyên Việt cung đường biển. Ảnh: Lê Quốc Vương

Ngày 17/6/2020, Lê Quốc Vương (Vương Ba lô), 37 tuổi, quyết định đi bộ xuyên Việt, bắt đầu từ mũi Cà Mau. Điều đặc biệt là anh ওlựa chọn cung đường ven biển để ngắm nhìn vẻ đẹp Việt Nam. Chiếc xe 3 bánh nhỏ đựng quần áo, võng ngủ, nước, đồ ăn... được anh "chằng" vào người và kéo đi. Cách làm này khiến cho khối 🦩lượng mang vác nhẹ hơn.

Tháng 11, dừng chân tại Đông Hà (Quảng Trị), anh thiện nguyện ủng hộ miền Trung. Ảnh: Lê Quốc Vương

Cung đường biển Việt Nam hiện lên gần gũi qua hình ảnh chợ cá sáng sớm, những người lao động chất phác, hiền hậu. Không những thế, anh nhận được sự giúp đỡ của bạn hữu đường xa. "Đôi lúc chỉ là vá chiếc xăm, chế nam châm phát hiện đinh dọc đường... nhưng tôi rất trân quý điều đó", anh chia sẻ. Chuyến đi dự kiến hoàn thành vào 31/1/2021 do ảnh hưởng của Covid-19.

Đôi bạn xuyên Việt 17 ngày bằng xe máy

Nguyễn Thùy Trang (Hải Phòng) lên đường xuyên Việt vào tháng 7/2020 cùng người bạn thân. Trang là blogger du lịch, tên tuổi phổ biến trên nhiều diễn ♐đàn du lịch, từng có chuyến độc h🍒ành khắp 13 nước Đông Nam Á, dù vốn ngoại ngữ ít ỏi.

Trang (trái) và bạn thân trên đường xuyên Việt. Ảnh: Nguyễn Thùy Trang.

Hành trình 17 ngày, đôi bạn chọn ghé thăm 20 tỉnh thành nổi bật, vừa ghi dấu tình bạn 17 năm, vừa đăng review chi tiết mỗi điểm đến, khơi gợi nguồn cảm hứng "xê dịch" cho cộng đồng. Trang dự trù kinh phí rơi vào khoảng 8,7 triệu đồng nhưng nhờ được giúp đỡ, chi phí thực tế chỉ khoảng 8 triệu một người.

Chia sẻ trên trang cá nhân, Trang thấy những chuyến du lịch dài ngày buộc người đi ph𒁃ải chuẩn bị một tâm lý cởi mở, buông bỏ chấp niệm "đi xuyên Việt bằng xe máy rất nguy hiểm" để can đảm đón nhận những điều mới. Ngoài ra, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe, mang thuốc theo phòng rủi ro. Việc chăm chỉ cập nhật lộ trình trên trang cá nhân cũng giúp phụ huynh, bạn bè yên tâm hơn.

Chuyến đi không đủ dài nhưng kỉ niệജm luôn được lưu giữ mãi. Số lần cãi nhau không đếm xuể, căng cơ đau nhức như ‘cơm bữa’, hỏng xe, lạc đường... thậm chí bị người dân đồn là người xấu muốn bắt cóc trẻ con vì xin ngủ nhờ. Bù lại, Trang thu hoạch cho mình những bài học lớn về chữa lành và sống tích cực bằng tần số rung động, thêm yêu Việt Nam vì lòng nhiệt thành của những con người xa la dọc đất nước.

Ngọc Diệp