Bác sĩ CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt khi nhiễm cúm kết hợp với tình trạng nội tiết tố thay đổi có thể gây những biến chứng như viêm phổi, suy hô⛎ hấp. Ngoài ra, nếu mẹ bầu nhiễm cúm, thai nhi cಌó nguy cơ sinh non, nhẹ cân, suy thai, thai chết lưu.
Hiện vaccine cúm được khuyến cáo tiêm trong thai kỳ để phòng nguy cơ mắc, biến chứng ở mẹ bầu và bảo vệ bé trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, do một số lầm tưởng vꦦề vaccine cúm, một số mẹ bầu đã bỏ qua cách phòng bệnh này.
Bác sĩ Lê Nga liệt kê 6 lầm tưởng phổ biến nhất về việc tiêm phòng cúm:
Không cần tiêm phòng cúm khi mang thai
Nhiều người vẫn lầm tưởng cúm cũng giống như cảm lạnh thông thường với các triệu chứng như ho, hắt hơi, đau đầu. Tuy nhiên, 🧔người mắc cúm có biểu hiện nặng hơn như sốt, ớn lạnh, ho, đau họn♌g, đau tai, chảy nước mũi, mệt mỏi, kém ăn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, đau cơ, nhức mỏi chân tay, nhức ở hốc mắt.
Bác sĩ Lê Nga cho biết các chủng cúm lưu hành thường gặp là cúm A, cúm B và biến đổi kháng nguyên liên tục theo chu kỳ hằng năm. Do vậy tỷ ⛦lệ trẻ em và người lớn nhiễm chủng mới có thể lên đến 90%. Tại Việt Nam, các đợt dịch cúm A và cúm B lưu hành quanh năm, đặc biệt là ở những vùng miền có khí hậu lạnh như Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Mẹ bầu vốn có hệ miễn dịch suy yếu, khi mắc cúm tình trạng sẽ nặng và kéo dài hơn. Không chỉ vậy, tùy vào thời điểm nhiễm cúm, thai nhi có thể bị ảnh hưởng. Mẹ mắc cúm vào giai đoạn 3 tháng đầu, trẻ sinh ra có khả năn✨g bị dị tật bẩm sinh, mẹ mắc cúm ở 3 tháng giữa thai kỳ có thể chuyển dạ sinh non, sinh trẻ nhẹ cân hoặc mắc dị tật, còn 3 tháng cuối thai kỳ, thai có th♏ể chết lưu.
Một số nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu tiêm phòng cúm có thai ඣkỳ khỏe mạnh hơn, giúp giảm 40% nguy cơ mẹ bầu phải nhập viện vì cúm. Vaccine giúp giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 25% tỷ lệ sinh non, giảm 72% nguy cơ trẻ nhũ nhi (<6 tháng tuổi) nhập viện do cúm. Vì thế, tiêm vaccine cúm cho phụ nữ trước và đang mang thai rất quan trọng để hình thành các kháng thể truyền cho thai nhi qua nhau t🌱hai. Kháng thể này sẽ giúp bảo vệ bé trước nguy cơ mắc cúm trong những tháng đầu đời.
Ủy ban tham vấn về thực hành tiêm chủng Mỹ (ACIP) khuyến cáo, tất cả phụ nữ chuẩn bị hoặc đã mang thai cần tiêm vaccine phòng cúm trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, tốt nhất ở 3 tháng giữa và 3 th𒉰áng cuối tháng kỳ. Hiện nay, có nhiều quốc gia đã thực hiện như Mỹ, Canada🌠, Anh và các nước châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan...
Tiêm phòng cúm có thể dẫn đến sảy thai, sinh non
Cácꦅ nghiên cứu cho thấy vaccine cúm và tình trạng sảy thai, sinh non không có mối liên hệ với nhau. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo thai phụ nên tiêm vaccine cúm, vaccine được chứng minh an toàn, rất hiếm gây tác dụng phụ nguy hiểm cho thai kỳ.
Vaccine sẽ khiến mẹ bầu bị cúm
CDC Mỹ đã khẳng định nhiều lần rằng phụ nữ mang thai nên tiêm ngừa cúm để bảo vệ bản thân và thai nhi. Vaccine cúm được sản xuất trên cơ chế bất h꧋oạt (virus đã được "làm chết") nên an toàn.
Bác sĩ Lê Nga cho biết, đã có rất nhiều phụ nữ mang thai đã được tiêm phòng cúm trong nhiều năm. Tất cả đều an toàn cho cả mẹ và em bé. Việc tiêm vaccine có thể tạo kháng thể cho em bé trong suốt thai kỳ và sau khi chào đời💖 đến 6 tháng tuổi. Vì vậy, đừng ngần ngại tiêm phòng cúm nếu đang mang thai - càng sớm càng tốt.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất sẽ giống như cảm lạnh gồm nhức đầu, sốt, buồn nôn và mệt mỏi... Nhữ💧ng phản ứng sau tiêm này sẽ tự khỏi sau khoảng 1-2 ngày mà không cần phải can thiệp y🌱 tế.
Vaccine cúm chứa thủy ngân
Thimerosal là một chất🐭 bảo quản gốc thủy ngân được sử dụng trong một số lọ chứa nhiều liều vaccine (lọ nhiều liều) để ꦜngăn ngừa vi trùng, vi khuẩn, nấm làm nhiễm bẩn vaccine. Theo CDC Mỹ, hầu hết các loại vaccine phòng cúm không chứa bất kỳ chất gốc thủy ngân nào như thimerosal.
Mặt khác, một♚ số nghiên cứu được thực hiện trên chất bảo quản này trong vaccine và các sản phẩm y tế khác được ghi nhận là rất an toàn. Các kết quả chỉ ra không có bằng chứng nào về tác hại do liều lượng thimerosal thấp trong vaccine gây ra.
Vaccine cúm gây tự kỷ ở thai nhi, trẻ sơ sinh
Bác sĩ🌸 Lê Nga cho biết, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng vaccine không gây ra chứng tự kỷ. Các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa các thành phần của vaccine🌠 trong chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Vaccine phòng cúm gây mất sữa
Nói về hiểu lầm này, bác sĩ Nga khẳng định tiêm vaccine cúm không ảnh hưởng đến sữa, đến bài tiết sữa, không gây ra bất kỳ sự thay đổi nào về thành phần hay mùi vị. Vaccine an toàn cho cả mẹ và bé, vì vậy phụ nữ đang nuôi con b𓆉ằng sữa mẹ không phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm.
Tiêm vaccine là cách để bảo vệ cho người mẹ khỏe mạnh và bảo vệ em bé bởi mẹ có thể tạo khả năng miễn dịch cho bé bằng cách truyền kháng thể qua sữa. Đây là lợi ích to lớn, bởi vì trẻ k🙈hông thể tiêm phòng cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi trở lên.
Yên Chi
- Vaccine cúm và các vaccine quan trọng cần tiêm giai đoạn trước và đang mang thai do BS Huỳnh Trần An Khương, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ.
- Chế độ dinh dưỡng khi mang thai và chuẩn bị mang thai do ThS.BS Trần Thị Hồng Loan, bác sĩ Dinh dưỡng, Hệ thống phòng khám dinh dưỡng Nutrihome chia sẻ.
- Cách vệ sinh và tắm cho trẻ sơ sinh do CNHS. Đào Thị Thùy Loan, Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP HCM chia sẻ.
Lớp học diễn ra tại Hội trường UBND phường Thạnh Mỹ Lợi, 560 Trương Gia Mô, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức.
Độc giả quan tâm và tham gia đăng ký .