Theo Sở Y tế Hà Nội, cụ thể 6 ổ dịch gồm: ngõ 24 Kim Đồng (Giáp Bát, Hoàng Mai), xã Tân Lập (Đan Phượng), chợ Ngọc Hà (Ba Đình), phường Văn Miếu (Đống Đa), phường Văn Chương (Đống Đa) và phường Thanh Xuân Trung (Thanh♈ Xuân).
Đây là những chuỗi lây nhiễm mới phát hiện đã ghi nhận lượng🍸 bệnh nhân lớn. Một số chuỗi lây nhiễm khác đã phát hiện thời gian khá lâu song đến nay vẫn rải rác có thêm ca bệnh.
Ổ dịch Thanh Xuân Trung (388 ca)
Ổ dịch này bắt nguồn từ hai bệnh nhân đầu tiên ở ngõ 330 Nguyễn Trãi, là mẹ con. Chiều 22/8, người mẹ 48 tuổi đưa con gái 28 tuổi đi xét nghiệm nhanh tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc Phúc, xét nghiệm PCR khẳng định dương tính sáng 23/8. Chỉ trong ba ngày🍬 sàng lọc, truy vết, ngành y tế ghi nhận thêm 71 ca dương tính cư trú trong hai ngõ phố 328, 330 trên và các khu giáp ranh là tập thể Thuốc lá Thăng Long, tập thể Bóng đèn phích nước Rạng Đông, khu Nhà máy dụng cụ số 1.
Sau hơn một tuần, đến trưa 2/9, ổ dịch nà𒉰y ghi nhận 388 ca nhiễm. Các bệnh nhân tập trung chủ yếu tại 2 ngõ: 328 và 330 Nguyễn Trãi.
Chùm ca bệnh này được lãnh đạo Trung tâm Kiểm soá⛄t Bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định đã đến vòng lây nhiễm thứ 2 hoặc 3. Hai ngõ nhỏ là khu dân cư cũ, mật độ dân số rất đông, ẩm thấp, chật hẹp, môi trường không đảm bảo vệ sinh, có nơi dùng chung nhà vệ sinh... nên bị lây nhiễm nhiều. Ổ dịch này được phát hiện muộn dẫn đến số ca mắc lớn, hiện đã phong tỏa nhưng diễn biến vẫn phức tạp.
Để giãn dân nhằm ngăn lây lan dịch Covid-19, quận Thanh Xuân lên phương án di chuyển gần 1.200 người đến ở ký túc xá Đại học FPT (Hòa Lạc). 19h ngày 1/9, lực lượng chức năng bắt đầu di dời người dân khỏi khu vực phong tỏa. Cùng với việc giãn dân tại ổ dịch Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân cũng sẽ duy trì kiểm soát chặt chẽ các chốt trực theo mô hình "3 lớp", lắp 🅰camera theo dõi để đảm 𝓡bảo nguyên tắc "người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình".
Ổ Dịch Văn Miếu (107 ca) và Văn Chương (89 ca)
Sáng 18/7, Sở Y tế Hà Nội công bố 4 ca đầu tiên trong ổ dịch phường Văn Chương, quận Đống Đa, cùng trú tại phố Linh Quang. Nhóm này đều là F1 liên 💜quan đến ổ dịc🃏h chung cư Sunshine Palace, quận Hoàng Mai. Đến nay, chuỗi lây nhiễm tại ổ dịch này đã ghi nhận 89 ca.
Ổ♚ dịch phức tạp khác tại quận Đống Đa là ổ dịch phường Văn Miếu, được phát hiện từ ngày 30/7. Hai bệnh nhân đầu tiên trong chùm lây nhiễm này trú tại ngách 56, Ngô Sỹ Liên, là trường hợp liên q✃uan Nhà thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ. Qua hơn một tháng, số ca nhiễm tại chùm Văn Miếu vẫn tiếp tục gia tăng rải rác, tới sáng 2/9 đã lên đến 107 bệnh nhân.
Từ chiều 21/8, quận Đống Đa quyết định cách ly phường Văn Miếu và Văn Chương trong thời gian 14 ngày (dự kiến đến hết ngày 4/9). Hai phường Văn Miếu và Văn Chương có tổng số diện tích 0,69 km2, gồm 21.000 dân. Trong đó, phường Văn Chương diện tích 0,33 km2, cư dân xấp xỉ 12.000 người; phường Văn Miếu 0,36 km2 với gần 9.000 ngư♍ời.
Ổ dịch ngõ 24 Kim Đồng, Giáp Bát, Hoàng Mai (45 ca)
Chùm ca này có nguồn lây từ TP HCM với 3 trường hợp dương tính đầu tiên là lái xe hàng tuyến TP HCM - Hà Nội, về đến Hà Nội ngày 23/8 (xe luồng xanh). Họ đều trú tại ngõ 24 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, sau khi🐟 về Hà Nội đã tiếp xúc với một số người.
Sau đó, một lái xe xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, cả 3 bệnh nhân đến khám ꦦtại Bệnh viện Nông nghiệp và được xét nghiệm Covid-19, kết quả dương tính. Đến nay, riêng khu vực ngõ 24 Kim Đồng đã ghi nhận 45 ca Covid-19.
Từ ngày 25/8, quận Hoàng Mai đã cách ly y tế khu vực có 492 hộ dân (tương đương với 1🧸.903 người) tại phường Giáp Bát, gồm toàn bộ ngõ 6 và 24 Kim Đồng; ngách 1 ngõ 4 Kim🌠 Đồng; ngõ 897 Giải Phóng; đường Giáp Bát; đường dọc sông Sét từ đầu cầu Kim Đồng đến đầu cầu Sét đường Trương Định.
Ngày 28/8, y tế quận đã tiến hành lấy mẫu, xé꧑t nghiệm toàn bộ hộ dân phường Giáp Bát theo hình thức mỗi hộ đại diện 1-2 người để đánh giá tình hình. Dân số Giáp Bát cả thường trú và tạm trú hiện là hơn 17.000 người.
Ổ dịch Tân Lập, Đan Phượng (14 ca)
Ca bệnh đầu tiên được phát hiện trong chuỗi lây nhiễm tại xã Tân Lập, hu🔯yện Đan🍨 Phượng là cụ ông 75 tuổi, Đội 10, Tân Lập, công bố dương tính trưa 28/8.
Do tuổi cao, ông thường chỉ ở nhà, có nhiều đợt biểu hiện ốm mệt, được người thân mua thuốc uống. Ngày 18/8, bệnh n♓💯hân biểu hiện sốt, ho, đau họng, gia đình tiếp tục mua thuốc cho uống nhưng không đỡ. Đến 27/8, bệnh nhân vẫn mệt, được đưa đi khám tại Bệnh viện Đan Phượng, xét nghiệm RT-PCR dương tính.
Đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã công bố 14 trường hợp Covid-19 thuộc ổ dịch Tâ🅠n Lập.
Hiện huyện Đan Phượng quyết định thiết lập nhiều vùng cách ly y tế tại các địa bàn c✱ó ca nhiễm. U⛄BND huyện chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị phối hợp với UBND xã Tân Lập rà soát, chốt chặt các đường ngang, ngõ tắt, các tuyến đường ra, vào xã Tân Lập; kiểm soát chặt chẽ người ra, vào; chỉ để người dân đi lại trong trường hợp có lý do chính đáng, có các giấy tờ hợp lệ.
Ổ dịch chợ Ngọc Hà (16 ca)
Sáng 28/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Ba Đình thông báo khẩn, tìm tất cả người dân có mặt tại chợ Ngọc Hà, p📖hường Đội Cấn trong thời gian từ 3h sáng 21/8 đến 17h ngày 27/8.
Khu chợ này liên q💧uan đến ca Covid-19 thuộc chùm ho sốt cộng đồng, được Sở Y tế Hà Nội công bố sáng cùng 𓆉ngày. Bệnh nhân có địa chỉ thường trú ở thôn 1, Trung Châu, Đan Phượng; bán hàng tại chợ Ngọc Hà. Ngày 26/8, người này xuất hiện sốt, mệt mỏi, đến ngày 27/8 đi xét nghiệm Covid-19, cho kết quả dương tính.
Trưa 28/8, Hà Nội tiếp tục ghi nhận hai ca nhiễm khác liên quan khu chợ này. Họ là mẹ con, ở ngõ 3 Sơn Tây, Kim Mã, Ba Đình. Hai tuần gần đây, các bệnh nhân thường xuyên đi chợ Ngọc Hà. Ngày 25/8, người mẹ có triệu chứng mệt mỏi, đến ngày 27/8 được người con đưa vào Bệnh viện Xanh Pôn khám. Tạꦕi đây, họ được lấy mẫu xét nghiệm PCR, cho kết quả dương tính nCoV.
Qua 5 ngày, ổ dịch này ghi nhận 16 ca Covid-19. Ngay từ đêm 27/8, quận Ba Đình t𒈔ạm thời dừng hoạt động chợ này, đồng thời phun khử khuẩn, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ tiểu thương.
Tổng số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 là 3.358 ca, trong đó số ca ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.552 ca, số ca mắc là đối tượng đã cách ly là 1.806📖 ca.