Bệnh sởi hiện là vấn đề sức khỏe được quan tâm trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong năm 2024-2025 từ đầu♓ tháng 3, trong bối cảnh nhiều quốc gia ghi nhận các ca nhiễm tăng lên như Mỹ, A🐲nh, Philippines.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế ghi nhận 42🔥 ca mắc và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành, nhiều chuyên gia dự báo thời gian tới có thể ghi nhận thêm ca nhiễm do đến chu kỳ bệnh bùng phát, tỷ lệ tiêm chủng giảm sâu.
Bác sĩ Trần Huỳnh Tấn, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết cần chú ý phòng sởi trong bối cảnh ca mắc có xu hướng gia tăng. Bác sĩ tổng hợp và trả lời 6 câu hỏi thường gặp về sởi và cách ngăn bệnh hiệuܫ quả.
- Vì sao cần lo lắng về bệnh sởi?
Virus gây bệnh sởi có khả năng lây truyền nhanh qua đường hô hấp và trở thành dịch. Mộꩲt người nhiễm bệnh có thể lây cho 20 người khỏe mạnh chưa có miễn dịch.
Thế giới từng ghi nhận các vụ dịch sởi lớn, ví dụ năm 2019 có hơn 860.000 ca mắc bệnh và hơn 207.000 ca tử vong. Việt Nam ghi nhận dịch sởi có ch♔u kỳ 4-5 năm/lần, hai vụ dịch gần nhất được ghi nhận vào năm 2019 và 2014. Riêng năm 2014, cả nước có hơn 110 ca tử vong ở trẻ em.
Sởi có thể dẫn đến các biến chứng đường hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, tai - mũi họng. Biến chứng đường hô hấp thường gặp nhất, gồm: viêm th𓆉anh quản, phế quản, phổi; biến chứng thần kinh có tỷ lệ thấp song xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi học đường, ví dụ viêm màng não, viêm não... Virus còn có thể gây mất trí nhớ miễn dịch (immune amnesia) khiến cho người mắc suy giảm từ 20-70% lượng kháng thể chống lại mầm bệnh khác.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm ngừa được các tổ chức khuyến cáo để có miễn dịch cộng đồng là 95% dân số. Tuy nhiên, dịch Covid-19 và khan hiếm vaccine khiến tỷ lệ bao phủ tiêm chủng giảm. Những trẻ chưa được chủng ngừa hoặc chủng ngừa chưa đủ mũi sẽ là khoảng trống ⛄miễn dịch khiến sởi dễ lây khi có ca bệnh xuất hiện trong cộng đồng.
- Cách nào phân biệt sởi và thủy đậu?
Sởi và thủy đậu khác nhau ở tác nhân gây bệnh, triệu chứng ban đầu, vị trí và tốc độ xuất hiện phát ban cũng khác nhau. Người bệnh có thể꧅ dựa vào các đặc điểm🐽 sau để phân biệt:
Bệnh sởi có triệu chứng khởi phát là sốt🐠 nhẹ, ho, chảy nước mũi, đau mắt đỏ, tiêu chảy. Vào ngày thứ hai, người bệnh xuất hiện các hạt trắng có kích thước nhỏ như hạt vừng trên niêm mạc miệng (hạt Koplik) và tồn tại 12-14 giờ. Vào ngày thứ 4-6, người bệnh sẽ phát ban dạng nốt sần, kích thước nhỏ, mọc tuần tự từ sau tai rồi lan dần hai bên má, cổ, xuống ngực, bụng, tay, lưng, hông và chân. Sau khi lan khắp toàn thân, ban sẽ tồn tại đến ngày thứ 6 và dần biến mất.
Trong khi đó, thủy đậu có triệu chứng điển hình là sốt, đau đầu, phát ban dạng phỏng nước hình tròn đường kính từ 1-3 mm, có thể ngứa toàn thân. Ban đầu phỏng nước xuất hiện ở mặt, các chi, sau đó lan nhanh ra toàn thân chỉ trong 12-24 giờ. Sau 7-10 ngày, các mụn nước sꩲẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy, thâm da vị trí nổi mụn nước, nếu bị nhiễm thêm vi khuẩn mụn nước có thể để lại sẹo.
Cả sởi và thủy đậu đều có nguy cơ biến chứng. Do đó, mọi người cần đến thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng bệnh, tránh tự mua thuốc bôi và uống không đúng liều lượng khiến tình trạng bệnh tăng🐭 nặng.
- Ai nên tiêm phòng sởi?
Người chưa từng mắc bệnh, chưa có kháng thể, đều đối diện nguy cơ nhiễm mầm bệnh ♚và 🐬cần được chủng ngừa.
Bệnh còn có thể trở nặng ở nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, bệnh nền, sức đề kháng kém. Trong đó thai phụ bị tăng nguy cơ sinh non và tử vong ở mẹ hoặc dị ไdạng thai nhi, thai chết𒐪 lưu.
Sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm ngừa vaccine là cách cung cấp miễn dịch với bệnh, bảo vệ người được♛ tiêm và tránh lây bệnh cho các đối tượng nguy cơ cao.
- Nên tiêm vaccine sởi đơn hay loại phối hợp?
Hiện vaccine phòng sởi phổ biến trong chương trình Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Trong đó, mũi sởi đơn dùng cho trẻ từ 9 tháng tuổi; mũi kết hợp ngừa sởi - rubella dành cho trẻ từ 12 tháng; loại phòng sởi🐈 - quai bị - rubella cho trẻ từ 9 hoặc 12 tháng tuổi tùy theo từng loại. Ba loại này đều không được dùng cho thai phụ.
Vaccine có giá trị bảo vệ cao, hiệu quả ngăn bệnh 🌟đến 97% khi d💎ùng hai mũi. Loại phòng sởi-quai bị-rubella giúp ngăn 3 bệnh trong cùng một mũi tiêm, là các bệnh lây qua đường hô hấp và nguy hiểm cho thai phụ. Phụ nữ chú ý tiêm chủng sớm, hoàn thành phác đồ chủng ngừa tối thiểu ba tháng trước khi mang bầu.
- Vừa tiếp xúc với người nghi mắc sởi, tiêm vaccine có được bảo vệ?
Theo chương trình Tiêm chủng mở rộng, virus cần thời gian để xâm nhập vào cơ thể người để gây bệnh. Tiêm vaccine trong vòng 🌞72 giờ kể từ khi tiếp xúc với người nghi nhiễm vẫn có giá trị phòng b𒁏ệnh. Nếu tiêm trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc, vaccine giúp phòng các biến chứng nặng do sởi gây ra.
- Có cần tiêm nhắc sởi không, bao lâu một lần?
꧅Các nghiên cứu cho thấy vaccine sởi sinh kháng thể bền vững với bệnh. Các mũi ngừa sởi đơn và phối hợp hiện không có lịch tiêm nhắc sau phác đồ cơ bản.
Ngoài ra phụ nữ chuẩn bị mang thai và đã tiêm vaccine sởi - quai bị - rubella trước đó 5 năm có thể chủ động xét nghiệm nồng độ kháng thể. Nếu nồng độ xuống thấp dưới mức bảo vệ, chị em có thể tiêm nhắc theo🌃 chỉ định của bác sĩ để củng cố miễn dịch trong thai kỳ.
Nhật Linh