Ngày 16/12, đại diện Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM) cho biết, việc đo chất lượng không khí ꦡở thành phố bị ngưng từ hồi tháng 6. Trong khi đó, đề án quan trắc không khí cho những năm tới đang xây dựng đơn giá, chờ thành phố phê duyệt và sau đó đưa ra đấu thầu nên chưa thể thực hiện.
"Dự kiến đầu tháng 2 năm tới💧, chúng tôi mới tiếp tụ𒐪c đo chất lượng không khí", đại diện trung tâm này nói.
Trước khi dừng, việc đo không khí ở TP HCM thực hiện bằng cách làm thủ công tại 30 điểm ở các tuyến đường, khu dân cư, khu công nghiệp... Tần suất đo 10 ngày mỗi tháng ở hai khung giờ 7h30-8h30 và 15h-16h. Phương pháp này khiến việc lấy và phân tích mẫu mất nhiều thời gian. Sau 7 ngày từ khi lấy mẫu, cﷺhỉ số chất lượng không khí mới được công bố ở bảng điện tử trên những tuyến đường để người dân nắm.
Trong thời gian chờ đợi hệ thống quan trắc hoạt động lại, đại diện Sở Tài nguyên Môi trường cho rằng, người dân có thể nắm bắt thông tin chất lượng không khí qua các ứng dụng Airvisꦰual, PalmAir... Đây là các ứng dụng nước ngoài, dù hệ thống cảm biến chưa theo tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nജam nhưng có thể tham khảo về mức độ, chất lượng không khí.
"Thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có nhiều hoạt động sản xuất, giao thông... nên không thể đòi hỏi chất lượng không khí tốt so với những nơi khác", đại diện Sở Tài nguyên Môi trường nói và cho hay việc cập nhật chất lượng không khí trong thời gian không được quan trắc có thể dựa vào những𒉰 năm trước vì chất lượng không khí có tính chu kỳ qua các năm.
Hồi tháng 5, UBND TP HCM thông qua Đề án phát triển mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tầm nhìn 2030, nhằm xây dựng mạng lưới quan trắc phù hợp với điều kiện thành phố. Đề án nêu thành phố sẽ đầu tư g✱ần 500 tỷ đồng xây dựng hệ thống quan trắc tự động và hiện đại, luôn cập nhật chỉ số môi trường giúp nghiên cứu cũng như cảnh báo sớm cho người dân.
Thông tin với VnExpress hồi ♌giữa tháng 8, ông Cao Tung Sơn,ℱ Giám đốc Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường cho biết, đơn vị đang thử nghiệm 2 trạm quan trắc không khí tự động (Khu công nghệ cao ở quận 9, Phòng giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân), sẽ đưa vào sử dụng năm 2020.
Với việc quan trắc tự động, cứ 5 phút trạm cho một lần dữ liệu có độ chính xác cao. Dữ liệu cಞó thể tính được AQI - chỉ số chất lượng không khí, điều mà phương pháp thủ công lâu nay không làm được. Đến năm 2022, trung tâm sẽ khai thác thêm 8 trạm quan trắc tự động cố định và di động. Năm 2025, dự kiến thành phố có 20 trạm quan trắc tự động.
"Điều này giúp thành phố đánh giá toàn diện, chính xác diễn biến chất lượng không khí, đặc biệt là những ngày giao mùa, có hiện tượng mù để khuyến cáo kịp thời🎐 cho người dân", ông Sơn cho biết và mongౠ muốn các đơn vị nhanh chóng phối hợp để xây dựng các trạm quan trắc tự động theo đúng kế hoạch.
PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TP HCM) cho biết, việc ngừng quan trắc không khí trong 6 tháng làm thiếu số liệu dẫn đến khó đánh giá chất lượng không khí. Tuy nhiên, TP HCM đang vận hành thử nghiệm 2 trạm quan trắc tự động nên vẫn có dữ liệu ở 2 vị trí chứ không "tù m🗹ù hoàn toàn".
Theo ông Bằng, khi thiếu hụt thông tin từ cơ quan nhà nước, người dân có thể tham khảo chất lượng không khí ở các ứng dụng nước ngoài. Các ứng dụng này ꧋có tỉ lệ sai số nhất định, nhưng giúp người dân nắm sơ bộ môi trường không khí xung quanh, có biện pháp bảo vệ sức khỏe🐼.
TP HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, hơn 9 triệu ôtô và xe máy... phát thải lượng lớn khói bụi khiến môi trường nguy cơ bị ô nhiễm. Việc quan trắc môi trường tại TP HCM làm từ năm 1993, khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực. Thành phố đã thiế🌼t lập mạng lưới quan trắc về môi trường, trong đó lồng ghép một số chương trình quan trắc của Bộ Tài nguyên Môi trường vào mạng lưới quan tr🍃ắc quốc gia.
Hà An