Tháng 3, 4 và 5 thường là những tháng nóng và khô nhất ở Philippines nhưng năm nay trầm trọng hơn do hiện tượng El Nino. Cơ quan khí tượng nước này những ngày qua ghi nhận mức nhiệt độ trong ngày lên đến 4ꦛ4 độ C, trong đó có thủ đô Manila. Một số khu vực đạt 47-48 độ C như tỉnh Cavite và Cagayan.
Tron🍌g khi đó, những trường học ở nơi có đông người thu nhập thấp thường không được trang bị hệ thống làm mát đầy đủඣ.
ACT-NCR, hiệp hội giáo viên tại൩ thủ đô Manila, tháng trước khảo sát 8.000 giáo viên về tình trạng nắng nóng. 46% cho biết lớp học chỉ có một hoặc hai quạt điện. Hơn 3/4 giá𓄧o viên mô tả cái nóng "không thể chịu nổi". Ngoài ra, 87% học sinh của họ phải chịu đựng các triệu chứng do ảnh hưởng của nhiệt độ.
"Một số học sinh thậm chí gục trong lớp", R🌜uby Bernardo, đại diện của ACT-NCR, nói.
Tình thế này buộc 7.000 trường phải chuyển hℱọc trực tuyến từ tuần trước.
Dù vậy, ngay cả khi học sinh ở nhà, tình hình cũng không khá hơn. Erlinda Alfonso, giáo viên một trường tiểu học công lập ở 🍷thành phố Quezon, gầnᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ thủ đô Manila, cho biết nhiều học sinh nói ở nhà còn nóng hơn và thích đến trường.
Các em này số💦ng ở các khu ổ chuột, không có máy tính hay mạng Internet để học trực tuyến. Giáo viên buộc phải giao bài tập trực tiếp cho các em. Song nếu không hiểu bài, trẻ cũng không biết hỏi ai do người thân đều đi làm.
Thời tiết khắc nghiệt ở Philippines dấy lên lo ngại làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục. Điều này vốn đã được bộc lộ trong đại dịch Covid-19, khi nước này có những đợt đóng cửa trường học dài nhất trên thế giớౠi.
Nắng nóng những ngày qua còn thiêu đốt nhiều khu vực khác ở Nam và Đông Nam Á. Chính quyền Thái Lan hôm 24/4 phát cảnh báo ở Bangkok, kêu gọi người dân ở trong nhà để đảm bảo an to𓄧àn khi nhiệt độ tăng vọt.
Bangla🗹desh cũng đóng cửa nhiều trường học trên khắp đất nước. Cơ quan dự báo thời tiết cho biết nhiệt độ tuần trước cao hơn 4 đến 5 độ C so với mức trung🐼 bình trong 30 năm qua.
Ở Singapore, các trường tiểu học và trung học cơ sở cho phép học sinh mặc đồng phục thể dục đến trường, để đảm bảo sự thoải mái. Loại đồng phục này thường mỏng và♎ thấm mồ hôi hơn, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh. Bộ Giáo dục nước này cuối tháng trước yêu cầu các trường giảm thiểu hoạt động ngoài trời và nhắc nhở học sinh uống nhiều nước.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 243 triệu trẻ em ở châu Á và Thái Bình Dương dự kiến phải hứng chịu những đợt nắng nóng trong vài tháng tới. Trẻ em🐭 đặc biệt dễ bị say nắng và việc tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập của các em.
Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc cho biết châu Á đang nóng lên với tốc độ đặc biệt nhanh. Nhiệt độ năm ngoái ở châu lục này cao hơn gần 2 độ C so với mứ﷽c trung bình toàn cầu từ năm 1961 đến năm 1990.
Bình Minh (Theo Reuters, AFP)