Đặt sản phẩm nơi quá nóng hoặc quá lạnh
Smartphone, tablet ha꧃y laptop có kết cấu khá chắc chắn, nhiều trong số đó còn có các tính năng chống bụi, chố🍷ng nước, chống va đập. Tuy nhiên, nếu bất cẩn để máy ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến độ bền của chúng giảm.
Theo Fox News, việc để thiết bị điện tử ở nơi quá nóng thường kèm các tác hại như pin và linh kiện giảm độ bền, thậm chí cháy nổ. Nếu quá lạnh, pin Li-ion trê🏅n các sản phẩm này có thể ngừng phóng điện dẫn đến giảm tuổi thọ. Ngoài ra, nhiệt độ quá thấp có thể gây nên hiện tượng rạn nứt hoặc vỡ kính bảo vệ màn hình hiển thị.
Dùng thiết bị ngoài nắng quá lâu
Dùng điện thoại, máy tính bảng hoặc laptop ngoài trời nắng hoặc nơi có nhiệt độ cao quá lâu khiến chúng có thể nóng lên nhanh ch🅘óng, từ đó giảm độ bền. Ngoài ra, chiếu ánh nắng trực tiếp lên thiết bị như laptop về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến màu sắc hiển thị, cũng như tấm phim phủ màn hình bị bong tróc gây hư hỏng.
Vừa ăn vừa dùng máy tính
Một số 🐻người thường có thói quen ăn uống kết hợp lướt web, mạng xã hội hoặc thực hiện công việc đang dang dở. Tuy nhiên, đây là điều nên hạn chế. Các mẩu vụn như bánh mì có thể rơi vào bàn phím và kẹt bên trong, hay người dùng có thể sơ ý gạt đổ ly nước vào laptop khiến chiếc máy gặp trục trặc.
Lười vệ sinh thiết bị
Dù giữ sạch đến đâu, các sản phẩm điện tử đều sẽ dính bụi, mảnh vụn và vết ố sau một thời gian sử dụng. Nếu không làm sạch thường xuyên, vi khuẩn sẽ tích tụ gây ảnh hưởng xấu đến người dùn🌞g. Bụi bẩn cũng có thể làm giảm hiệu suất truyền điện khi sạc, hiệu quả toả nhiệt, thậm chí gây hư hỏng nặng cho thiết bị.
Theo các chuyên gia, người dùng nên vệ sinh sản phẩm điện tử khoảng ba thán🌺g một lần. Những cách có thể sử dụng gồm: dùng thiết bị khí nén để xịt, làm sạch các khu vực chật hẹp và đường nứt khó tiếp cận; dùng cồn isopropyl để lau thay vì các chất tẩy rửa gia dụng chứa chất ăn mòn mạnh có thể sẽ làm hỏng lớp phủ màn hình; dùng khăn mềm, kết hợp nước cất hoặc nước tinh khiết đóng chai.
Điện thoại luôn sạc
Việc sạc điện thoại mọi lúc, giữ máy trong tình trạng đang sạc thời gian dài sẽ gây tác động xấu đến tuổi thọ pin. Đây là điều mà các hãng sản xuất cảnh báo tới người dùng từ lâu, cũng như được nhiều trang công nghệ đề cập.
Apple khuyến cáo "nếu người dùng iPhone sạc đầy thiết bị trong thời gian dài, tình trạng pin có thể bị ảnh hưởng". Các hãng smartphone Android cũng đưa ra lời khuyên tương tự. "Không nên để điện thoại kết nối với bộ sạc trong thời g⛦ian dài hoặc qua đêm", Huawei viết trên trang hỗ trợಌ cộng đồng. "Giữ mức pin càng gần mức trung bình (30-70%) càng giúp kéo dài tuổi thọ pin hiệu quả".
Theo Komando, người dùng nên tạo thói quen để giảm tác động có hại đến pin smartphone, như không nên để cạn pin v💫ề 0% mới sạc, hạn chế sạc đến 100% pin. Nếu đang sạc điện thoại qua đêm, hãy rút phích cắm bất cứ khi nào thức giấc nếu thấy pin đã đầy.
Để laptop cạn pin
Tương tự smartphone, pin của máy tính xách tay có số chu kỳ sạc xả hữu hạn. Nếu thường xuyên để pin cạn kiệt hoàn toàn, chu kỳ này có thể bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm tuổi thọ dự kiến. Khác với smartphone, các chuyên gia cũng cho rằng người dùng🍌 nên giữ mức pin cho laptop từ 40% trở lên.
Dùng phụ kiện rẻ tiền
Khi bộ sạc, cáp bị hỏng sau một thời gian sử dụng, một số người thường chọn mua sản phẩm thay thế không rõ nguồn gốc. Họ có thể tiết kiệm một chút tiền từ thói quen này, nhưng phụ k𒉰iện giá rẻ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất thiết bị.
Hiện nay, các nhà sản xuất thường tạo phụ kiện theo tiêu chuẩn phù hợp với sản phẩm của họ, hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba dựa trên chuẩn đưa ra. Nếu chọn bộ sạc không r♛õ nguồn gốc, nguồn điện từ chúng có thể cao hơ𝓡n hoặc thấp hơn điện áp tiêu chuẩn, từ đó có thể gây hại cho pin của máy hoặc nghiêm trọng hơn là các nguy cơ về cháy nổ.
Ngoài ra, việc sử dụng nhiều loại sạc, thói quen tiện đâu sạc đó có thể gây hạꦇi cho máy, do không phải bộ sạc nào cũng phù hợp thiết bị mà người dùng cầm trên tay.
Bảo Lâm tổng hợp