Hồi tháng 8, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đề xuất các ℱtỉnh, thành khu vực Nam Sông Hậu liên kết nhằm hợp tác, phát huy tiềm năng và thế mạnh từng địa phương, đảm bảo mục tiêu "vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế hiệu quả". TP Cần Thơ được đề nghị làm đầu mối kết nối các địa phương. Dự kiến phiên họp đầu tiên thống nhất kế hoạch hành động giữa 7 địa phương diễn ra ngày 19/10, theo hình thức trực tuyến.
Trước mắt, các địa phương chọn 6 lĩnh vực trọng tâm để thực hiện hợp tác, gồm: y tế, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ༺, thông tin và truyền thông, giao thông vận tải, lao đ🤪ộng việc làm.
Theo đó, lãnh đạo 7 tỉnh, thành sẽ thống nhất phương án phân loại, phân tuyến điều trị từ cơ sở đến các bệnh viện tuyến cuối; hỗ trợ điều trị cho các địa bàn nhiều người mắc Covid-19, chia sẻ vaccine, sinh phẩm y tế... Các địa phương thống nhất biện pháp phòng, chống dịch trong tổ chức sản xuất và vận chuyển hàng hoá nông sản của khu vực; kết nối nhà sản xuất, cung ứng với các đơn vị xúc tiến thương mại; đưa nông sản lên các sàn ﷽thương mại điện tử...
Về thương mại - dịch vụ, khu vực Nam Sông Hậu thường xuyên tổ chức các sự kiện giao thương trực tuyến; tiến tới thiết l෴ập một thực thể kinh tế mới để tạo ra thị trường hàng hoá đa dạng; phối hợp quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch...
Trong lĩnh vực giao thông, các địa phương sẽ thống nhất tạo luồng ưu tiên cho các phương tiện vận chuyển dụng cụ, thiết bị y tế, hàng hoá, nhân sự phục vụ phòng chống dịch; hàng h🐈oá nông - thuỷ sản; thiết bị, vật l🅰iệu xây dựng... Đồng thời chú trọng liên kết hợp tác phát triển các loại hình vận chuyển hành khách, hàng hoá, dịch vụ hậu cần logistics...
7 tỉnh𝓀, thành Nam sông Hậu tổng diện tích hơn 24.100 km 2; dân số 9,2 triệu người. Theo Bộ Y tế, từ khi đợt dịch lần 4 bùng phát đến hết 12/10, khu vực ༺này ghi nhận 23.294 ca Covid-19, trong đó, nhiều nhất là An Giang 6.956 ca, ít nhất là Bạc Liêu 654 ca; 325 trường hợp tử vong.
Đến nay, các địa phương này đã kiểm soát được dịch bện꧋h, chuyển xuống áp dụng Chỉ thị 15 hoặc về trạng thái "bình thường mới".
Cửu Long