Phó ♔giáo sư Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế công bố số liệu trên tại Lễ phát động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, chiều 5/6 tại Hà Nội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô 🍃nhiễm k🌄hông khí là nguy cơ môi trường lớn nhất đối với sức khỏe. Các chất ô nhiễm kích thước nhỏ trong không khí có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp và tuần hoàn, gây tổn thương phổi, tim và não, làm 7 triệu người chết sớm mỗi năm do bệnh tật như ung thư, đột quỵ, bệnh tim, phổi.
Khoảng 90% bệnh nhân sống ở những nước có thu nhập thấp và trung bình nhưng lưꦑợng khí thải cao từ các ngành công nghiệp, vận tải, nông nghiệp cũng nhưsử dụng bếp lò và nhiên liệu bẩn tại hộ gia đình. Khu vực châu꧙ Á -Thái Bình Dương có gần 4 triệu người tử vong sớm do ô nhiễm không khí mỗi năm. Nguyên nhân ô nhiễm không khí chính là do đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch cũng lại là nhân tố chủ yếu gây biến đổi khí hậu.
WHO ước tính từ năm 2030 đến 2050 biến đổi khí hậu ✱có thể làm tăng thêm 250.000 trường hợp tử vong mỗi năm do suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và sốc nhiệt.
Bà Nguyễn Ho♌àng Ánh, Phó Vụ Quản lý chất lượng môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường, cho biết tại Việt Nam, kết quả 🅘quan trắc môi trường không khí tại một số thành phố lớn trong những năm gần đây cho thấy chất lượng không khí có sự cải thiện. Các thông số môi trường trong không khí như NO2, SO2, CO... có giá trị thấp, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN).
Nồng độ bụi cục bộ tại một💟 số khu vực đô thị, đặc biệt tại Hà Nội và TP HCM có giá trị vượt QCVN. Song, mức độ ô nhiễm đang có xu hướng giảm dần, thể hi๊ện ở nồng độ bụi mịn và nồng độ tổng bụi lơ lửng trung bình năm trong gia đoạn 2016-2018 có sự dao động nhẹ, giảm hơn so với giai đoạn trước 2013-2015.
Theo bà Ánh, nguyên nhân gây ﷽nên tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại một số ngày và một số thời điểm trong ngày ở các thành phố lớn là do khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông, hoạt động thi công công trình xây dựng, các hoạt động tái chế chất thải nhựa, dân sinh đốt nhiên liệu, đốt rác nơi công cộng....
"Chỉ số chất lượng không khí có thời điểm vượt ngưỡng an toàn, nguyꦚ hại đến sức khỏe người dân", bà Ánh nói.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) chọn c♍hủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay là "Ô nhiễm không khí." Mục tiêu kêu gọi tất cả quốc gia, các ngành công nghiệp, cộng đồng và mọi cá nhân cùng nhau tìm kiếm, sử dụng năng lượng tái tạo, các công nghệ xanh, cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố và các khu vực trên toàn thế giới.
Bà Hương cho biết Bộ Y tế đã có nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe như cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp nhằm tạo môi trường sạch, đảm bảo không khí tr𒊎ong lành cho người bệnh.
Nhiều cơ sở y tế đã sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường để xử lý chất thải như thiết bị hấp, thiết bị vi sóng để xử lý chất thải lây nhiễm thay cho sử dụng lò đốt. Một số cơ sở y tꦓế sử dụng năng lượng tự nhiên cho các hoạt động khám chữa bệnh; tăng cường quản lý và xử lý chất thải y tế, ưu tiên sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường.
Tại buổi lễ, đại diện các 🦩khoa phòng của Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã ký cam kết rửa tay với xà phòng nhằm tăng cường công tác vệ sinh, tạo môi trườn൲g sạch trong bệnh viện.