Thông tin được PGS.TS. Lê Văn Thành, Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết tại hội thảo Cập nhật tiến bộ trong phẫu thuật gan mật tụy do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức, hôm 19/4.
Ghép gan là một trong kỹ thuật phức tạp nhất trong chuyên ngành tiêu hóa - gan mật, mang lại cơ hội sống cho nhiều người mắc bệnh gan giai đoạn cuối. Năm 2022 ghi nhận hơn 37.000 🦩ca ghép gan trên toàn cầu, trong đó đa phần ghép từ người cho c🦩hết. Việc ghép gan từ người cho sống phổ biến ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Từ ca ghép gan đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện 103 năm 2004, đến nay Việt Nam có 9 bệnh viện thực hiện ghép gan và đã ghép cho hơn 500 ca, từ nguồn cho sống và chết não. Riêng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thành công 220 ca, trở thành trung tâm ghép gan lớn nhất toàn quốc, đồng thời cũng là đơn vị g⛄hép gan từ người cho sống nhiều nhất, với tỷ lệ 97%. Hai nhóm bệnh ghép gan chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào gan và xơ gan.
"Tỷ lệ sống sau 5 năm của các ca ghép gan tại viện là 75%, tương đương với các nước trên thế giới", PGS Thành nói, th✤êm rằng gan là cơ quan được ghép phổ biến thứ 2 sau ghép thận.
Theo PGS Thành, trong bối cảnh nguồn cho chết não còn hạn chế, việc hiến gan từ người cho sống mang lại cơ hội điều trị cho bệnh nhân giai đoạn cuối, trong khi người 🌠cho vẫn có cuộc sống khỏe mạnh.
Để phát triển được quy trình ghép gan từ người cho sống, bệnh viện yêu cầu đánh giá toàn diện và kỹ lưỡng đối với người hiến. Mục đích nhằm đảm bảo sự an toàn tối🃏 đa và không gây hại cho người hiến, bên cạnh đó phải đạt được sự phù hợp và mảnh ghép có chức năng đối với người nhận.
"Ca đầu tiên là con trai hiến cho mẹ, đến nay chàng trai lấy vợ, sinh con, có cuộc sống khỏe mạnh bình thường", PGS Thành nói. Ông Thành giải thích sau hiến gan từ 7-10 ngày, người hiến ga𝕴n sẽ được ra viện. Trong thời gian này, sự phì đại của gan (sau bị cắt một lá gan) đạt khoảng 60% và thường sau 6-12 tháng, gan trở về trạng thái 100%. Gan là cơ quan duy nhất của cơ thể có thể "tái tạo" lại sau khi hiến, sức khỏe người hiến trở lại bình thường.
Thiếu tướng Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện, cho biết t🍸rong những năm tới, nơi này phấn đấu đạt 100-150 ca ghép gan mỗi năm. Chi phí ghép gan tại Việt Nam khoảng 1,3 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác như Singapore khoảng 8 tỷ. Vì vậy, ghép gan rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân ung thư gan và suy gan mạn tính giai đoạn cuối.
Lê Nga