Sáng 18/3, tại hội nghị hiệp thương lần thứ 2 của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận 🍨Tổ quốc Việt Nam, ông Hầu A Lềnh - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ VN, cho hay tổng số người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đến nay là 1.084, đạt tỷ lệ 2,17 người trên một đại biểu được bầu.
Tổng số đại biểu của khối cơ quan Trung ương 207 người, các cơ quan đã giới t🍎hiệu được 205. Ở địa phương, có 879 hồ sơ giới thiệu ứng cử trên tổng số 297 đại biểu được bầu, tỷ lệ bình quân 2,95 lần. Một số địa phương có số lượng người giới thiệu ứng cử so với đại biểu được bầu tỷ lệ cao như Quảng Ninh 4 lần; Thái Nguyên 3,1 lần, Tuyên Quang 2,5 lần.
𝓡Ngoài số ứng viên được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu nêu trên, đến nay 24 tỉnh, thành ghi nhận 77 người nộp hồ sơ tự ứng ♒cử; trong đó Hà Nội 30, TP HCM 16.
Như vậy, nếu tính cả những người tự ứng cử thì tổng số ứng viên vào Quốc hội khóa XV hiện là 1.161, đạt tỉ lệ 2,3 người trên một đại b🐟iểu được bầu.
"Đây là con số tổng hợp tới ngày 17/3. Một số địa phương vẫn chưa gửi h💫ết báo cáo về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo quy định, các địa phương sẽ phải tổ chức hiệp thương lần thứ 2 trước ngày 19/3", ông Hầu A Lềnh nói.
Theo quy định, sau khi nhận và xem xét hồ sơ tự ứng cử, nếu thấy hợp lệ thì Ủy ban Bầu cử cấp tỉnh, thành phố chuyển hồ sơ đến Hội đồng Bầu cử quốc gia; chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập🏅 của người tự ứng cử tại địa phương đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, thành phố để đưa vào danh sách hiệp thương (tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba, hoàn thành trước 18/4).
Sau hiệp thương, nếu được được đồng ý cho vào danh sách bầu cử chíꦕnh thức, ứng viên phải tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri, trình bày chương trình hành động, giải đáp thắc mắc của người dân...
Trong số 77 người tự ứng cử, ngoài những người nộp hồ sơ lần đầu, có đại biểu nộp hồ sơ tự ứng cử lần hai, như ông Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội); có đại biểu đương nhiệm nộp hồ sơ tự ứng cử khóa tới, như ông Trương Trọng Nghĩa (đoàn 💖TP HCM)... Khi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, ông Trương Trọng Nghĩa, 67 tuổi, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, là ứng viên được giới thiệu theo cơ cấu. Còn ông Nguyễn Anh Trí tự ứng cử lần đầu (năm 2016), khi đang là Viện trưởng Huyết học Truyền máu Trung ương.
Một số đại biểu Quốc hội đương nhiệm, vì đã tham gia nhiều khóa và tuổi cao, nên lần này không tái cử, như ông Dư💎ơng Trung Quốc (đoàn tỉnh Đồng Nai). Ông Quốc năm nay 74 tuổi, đã có 20 năm làm đại biểu Quốc hội với 4 khóa liên tiếp XI, XII, XIII, XIV.
Ở khóa XIV có hai người trúng cử đại biểu Quốc hội, trong tổng số 162 ng🅰ười tự ứng cử.
Chiều cùng ngày, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XVI (nhi💟ệm kỳ 202꧑1-2026).
Tại đây, danh sách sơ bộ 188 ứng cử viên đại biểu HĐND thành phố được các đ🥃ại biểu thống nhất thông qua; trong đó 185 trường hợp do cơ quan, đơn vị giới thiệu, ba người tự ứng cử.
Ba trường hợp tự 𒈔ứng cử đều dưới 40 tuổi, gồm: Bà Chu Thị Hảo, Giám đốc doanh nghiệp TNHH quốc tế Tâm Sen; Ông Lương Thế Huy, Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE)🅷; và ông Lữ Đăng Thành, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần giáo dục popodoo Quốc Đạt.
Ngoài ba trường hợp trꩵên, còn 38 ứng viên cũng d♈ưới 40 tuổi. Số người trẻ tuổi ứng cử đại biểu HĐND thành phố chiếm gần 22% tổng số ứng viên.