Núi Athos là ngọn núi thiêng ở phía bắc Hy Lạp, có tu viện tự trị của khoảng 2.000 tín đồ theo dòng tu sĩ nam. Từ hơn 1.000 năm trước, các tu sĩ chủ trì đã áp dụng luật cấm phụ nữ, thậm chí là cả động vật giống cái vì họ cho rằng vẻ quyến rũ của phái nữ là “tội đồ” khiến tu sĩ bị xao nhãng, cản đường họ tới với Chúa. Ảnh: Discover Greece.
Núi Athos là ngọn núi thiêng ở phía bắc Hy Lạp, có tu viện tự trị của khoảng 2.000 tín đồ theo dòng tu sĩ nam. Từ hơn 1.000 năm trước, các tu sĩ chủ trì đã áp dụng luật cấm phụ nữ, thậm chí là cả động vật giống cái vì họ cho rằng vẻ quyến rũ của phái nữ là “tội đồ” khiến tu sĩ bị xao nhãng, cản đường họ tới với Chúa. Ảnh: Discover Greece.
Đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah, Mumbai, Ấn Độ là một trong những địa điểm mang tính biểu tượng của tôn giáo Ấn Độ, thờ thánh. Nơi đây, cấm phụ nữ vì trong đạo Hồi: phụ nữ không được phép tới gần mộ của các vị thánh. Dù rất nhiều phụ nữ lên tiếng, thậm chí biểu tình nhưng lệnh cấm vẫn chưa được bác bỏ. Ảnh: Travel India
Đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah, Mumbai, Ấn Độ là một trong những địa điểm mang tính biểu tượng của tôn giáo Ấn Độ, thờ thánh. Nơi đây, cấm phụ nữ vì trong đạo Hồi: phụ nữ không được phép tới gần mộ của các vị thánh. Dù rất nhiều phụ nữ lên tiếng, thậm chí biểu tình nhưng lệnh cấm vẫn chưa được bác bỏ. Ảnh: Travel India
Núi Omine, Nhật Bản được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2004. Từ hơn 1.300 năm nay, phụ nữ hoàn toàn bị cấm bước chân lên ngọn núi linh thiêng này. Luật lệ được ban hành do các nhà sư cho rằng phụ nữ là nguyên nhân gây xao nhãng tới việc tu thành chính quả của các vị sư trên chùa. Trên hình là biển cấm phụ nữ vào ngôi đền nằm trên núi Omine. Ảnh: UNESCO.
Núi Omine, Nhật Bản được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2004. Từ hơn 1.300 năm nay, phụ nữ hoàn toàn bị cấm bước chân lên ngọn núi linh thiêng này. Luật lệ được ban hành do các nhà sư cho rằng phụ nữ là nguyên nhân gây xao nhãng tới việc tu thành chính quả của các vị sư trên chùa. Trên hình là biển cấm phụ nữ vào ngôi đền nằm trên núi Omine. Ảnh: UNESCO.
Đền thờ thần Ayyappa, Sabrimala, Ấn Độ cấm tất cả phụ nữ tuổi từ 10-50 (người trong độ tuổi có kinh nguyệt), tham gia cầu nguyện tại ngôi đền theo đạo Hindu này. Trong thực tế, sau khi để một phụ nữ 35 tuổi bước vào đền, một linh mục đã phải thực hiện nghi lễ thanh tịnh. Đã có một số kiến nghị xem xét huỷ bỏ lệnh cấm được trình lên Tòa án tối cao Ấn Độ, nhưng đến nay, nó vẫn chưa được thông qua. Ảnh: Maa Durga Wallpaper.
Đền thờ thần Ayyappa, Sabrimala, Ấn Độ cấm tất cả phụ nữ tuổi từ 10-50 (người trong độ tuổi có kinh nguyệt), tham gia cầu nguyện tại ngôi đền theo đạo Hindu này. Trong thực tế, sau khi để một phụ nữ 35 tuổi bước vào đền, một linh mục đã phải thực hiện nghi lễ thanh tịnh. Đã có một số kiến nghị xem xét huỷ bỏ lệnh cấm được trình lên Tòa án tối cao Ấn Độ, nhưng đến nay, nó vẫn chưa được thông qua. Ảnh: Maa Durga Wallpaper.
Đền Ranakpur Jain, Ấn Độ được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Ngoài nghiêm ngặt về trang phục, đền thờ này còn tuyệt đối không cho phép phụ nữ có kinh nguyệt vào. Ảnh: Udaipur Plus.
Đền Ranakpur Jain, Ấn Độ được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Ngoài nghiêm ngặt về trang phục, đền thờ này còn tuyệt đối không cho phép phụ nữ có kinh nguyệt vào. Ảnh: Udaipur Plus.
Đền thờ Thần Kartikeya, Pushkar, Ấn Độ là nơi cấm phụ nữ với lý do theo truyền thuyết, thần Kartikeya sẽ nguyền rủa bất cứ phụ nữ nào bước vào đây thay vì ban phúc cho họ. Ảnh: Ghumakkar
Đền thờ Thần Kartikeya, Pushkar, Ấn Độ là nơi cấm phụ nữ với lý do theo truyền thuyết, thần Kartikeya sẽ nguyền rủa bất cứ phụ nữ nào bước vào đây thay vì ban phúc cho họ. Ảnh: Ghumakkar
Sân vận động thể thao Iran là nơi cấm phụ nữ vì các vận động viên nam thường mặc quần short. Những lời lẽ và hành vi khiếm nhã của nam giới sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ. Gần đây, phụ nữ đã được phép đến xem các trận đấu bóng chuyền, bóng rổ và một vài môn thể thao khác. Riêng môn bóng đá, đấu vật thì vẫn bị cấm. Ảnh: Sportycious
Sân vận động thể thao Iran là nơi cấm phụ nữ vì các vận động viên nam thường mặc quần short. Những lời lẽ và hành vi khiếm nhã của nam giới sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ. Gần đây, phụ nữ đã được phép đến xem các trận đấu bóng chuyền, bóng rổ và một vài môn thể thao khác. Riêng môn bóng đá, đấu vật thì vẫn bị cấm. Ảnh: Sportycious
Ảrập Saudi là nơi mà du khách nữ đi du lịch một mình sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc nhập cảnh tới quốc gia này còn được họ ví là khó hơn đặt vé trên sao Hỏa. Họ không thể tới đây, đi lại hay làm bất cứ điều gì nếu không có người giám hộ là đàn ông đi cùng. Ảnh: i24 News
Ảrập Saudi là nơi mà du khách nữ đi du lịch một mình sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc nhập cảnh tới quốc gia này còn được họ ví là khó hơn đặt vé trên sao Hỏa. Họ không thể tới đây, đi lại hay làm bất cứ điều gì nếu không có người giám hộ là đàn ông đi cùng. Ảnh: i24 News
Theo Scoopwhoop
Tuyết Mai