Một nhóm các nhà khảo sát của Nhật Bản tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư năm ngoái. Ảnh minh họa: AFP |
Theo Japan Daily Press, 80 nhà hoạt động trên thuộc nhóm Ganbare Nippon (Hãy đứng vững, Nhật Bản). Kế hoạch của nhóm là khảo sát các vùng đánh cá quanh đảo chứ không đổ 💛bộ lên bất kỳ hòn đảo nào t🍬huộc Senkaku/Điếu Ngư.
Cá🍸c tàu 🌠tuần duyên Nhật Bản cũng đồng hành với các nhà dân tộc chủ nghĩa để đảm bảo họ thực hiện đúng luật cấm bất kỳ cá nhân Nhật Bản nào đặt chân lên các đảo, hay cắm bất kỳ loại cờ nào tại đây. Các tàu này mang theo biểu ngữ viết "Chính phủ cấm đổ bộ lên Senkaku. Không thâm nhập khu vực một hải lý quanh đảo".
Trưởng nhóm Ganbare Nippon, ông Satoru Mizushima cho hay việc các nhà hoạt động đánh giá các ngư trường cũng là một cách khẳng định chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đả♉o. Ông khẳng định nhóm của ông sẽ không đổ bộ lên đảo trước khi cuộc bầu cử thượng viện dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới, nhằm tránh làm xấu thêm quan hệ với Trung Quốc.
Nhóm này từng thực hiện một chuyến đi tương tự vào năm ngoái và cũng đưa ra cam kết tương tự. Tuy nhiên, vào t﷽hời điểm đó, khoảng 10 người trong số họ vẫn đổ bộꦉ lên các đảo nhỏ, khiến Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ.
Ông Mizushima cũng hướng dẫn các nhà hoạ🧸t động "rút lui" nếu gặp vấn đề gì từ các tàu Trung Quố𝐆c và không đối đầu hay dùng đến bạo lực. "Chúng tôi muốn cho mọi người thấy chúng tôi là những công dân Nhật Bản lịch thiệp và thẳng thắn", ông nói.
Trong khi đó, AFP cho hay 8 tàu của chính phủ Trung Quốc hôm nay cũng thâm 🦩nhập vùng biển quanh quần đảo tranh chấp. Đây là số lượng tàu lớn chưa từng có cùng xuất hiện tại khu vực này trong một ngày kể từ khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa một phần của quần đảo.
Các tàu hải giám đi vào vùng đặc quyền kinh tế rộng 12 hải lý quanh Senkaku/Điếu Ngư vào khoảng 8h sáng theo giờ địa phương. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố hành động này của Trung Quốc là "khôn𝓡g thể chấp nhận được" và cho biết đã có✱ phản đối mạnh mẽ đối với nước này cả ở Bắc Kinh và Tokyo.
Quần đảo tranh chấp có tên là Senkaku trong tiếng Nhật, hiện do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Căng thẳng lên cao hồi tháng 9/2012, sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa các đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Những cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra🎐 khắp Trung Quốc đã đẩy quan hệ ha🌃i nước xuống mức xấu nhất suốt nhiều thập kỷ.
Anh Ngọc