Chiều 18/8, một buổi hội chẩn diện rộng, chủ đꦺề lưu ý trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Covid-19 diễn ra tại Bệnh viện Bạch Mai và hơn 100 điểm cầu tại hơn 30 tỉnh, thành. Trong số người tham gia, có các bác sĩ Trương Anh Thư, Đỗ Ngọc Sơn và Phạm Thế Thạch đang t𒈔rực tiếp chống Covid-19 tại Đà Nẵng, Quảng Nam.
Đại diện Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam đã đưa ra trường hợp "bệnh nhân 524", 86 tuổi, nữ, ở Quảng Nam để cùng ⭕hội chẩn. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm phổi do nCoꦏV, nhiễm khuẩn huyết, có bệnh nền gồm suy tim rung nhĩ, suy thận mạn, tràn dịch ngoài màng tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, biến chứng sốc nhiễm khuẩn và đã chỉ định chuyên môn cần thiết.
Tại Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Phó viện trưởng Viện tim mạch, đã giải đáp thắc mắc về chẩn đoán, điều trị tình trạng suy tim, nhận định tràn dịch màng tim có thể liên quan tới nCoV, nCoV làm nặng tình trạng thiếu máu cơ🌱 tim hoặc gây tổn thương cơ tim, khởi động điều trị chống đông máu sớm...
Ở Quảng Nam, bá🙈c sĩ Đỗ Ngꦉọc Sơn, Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng vấn đề tim mạch của bệnh nhân là yếu tố nổi bật hơn Covid-19, thúc đẩy bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, gợi ý bệnh viện cân nhắc các biện pháp điều trị như lọc máu liên tục, sử dụng thuốc chống đông, thuốc dùng điều trị Covid-19, theo dõi đáp ứng thuốc của bệnh nhân...
Ngoài 🧸ra, nhóm bác sĩ cũng chia sẻ về sai lầm trong phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 cho nhân viên y tế, cơn bão cytokine của bệnh nhân Covid-19 và cách xử trí, kinh nghiệm vận chuyển bệnh nhân Covid-19 nặng.
Bác sĩ Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Ma🍸i, cho biết Việt Nam đang trải qua làn 𝔉sóng thứ hai của Covid-19, diễn biến phức tạp, đã có ổ dịch lớn như Đà Nẵng, Hải Dương. Nhiều bệnh viện tuyến dưới chưa biết cách xử trí khi có bệnh nhân Covid-19. Vì vậy, hội chẩn trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm từ người trực tiếp làm việc tại vùng dịch rất quan trọng, giúp tăng kinh nghiệm và đưa ra giải pháp ứng phó với dịch bệnh.
"Ở đây nhiều người chưa bao giờ tiếp xúc trực tiếp với các nặng, các ca nhiễm", bác sĩ Cơ nói. Tuy nhiên, bệnh viện có nhân lực mỏng, không thể tới tất cả điểm cầu để chia sẻ về cấp cứu bệnh nhân Covid-19, suy hô hấp như thế nào. Hội chẩn trực tuyến là giải pháp giúp hàng nghìn y bác sĩ ở các 🐼điểm cầu tham gia cùng một lúc, chia sẻ kinh nghiệm. "Chính Bạch Mai cũng học được kinh nghiệm từ các đồng nghiệp và chia sẻ khó khăn, vướng m꧃ắc với các điểm cầu", ông nói.
Bạch Mai là một trong những bệnh viện tuyến cuối, hạng đặc biệt của cả nước. Vào tháng 4, bệnh viện phát hiện nhân viên y tế nhiễm nCoV, hơn 20 nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ 🌸nhà ăn bị lây nhiễm. Sự kiện là bài học và cũng là kinh nghiệm quý, giúp bệnh viện ứng phó với Covid-19 chuẩn xác, chặt chẽ hơn.
Trong giai đoạn hai bùng phát Covid-19, Bệnh viện Bạch Mai đã cử khoảng 50 y bác sĩ hỗ trợ vùng dịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam, tiếp tục hỗ trợ toàn diện cho Hải Dương, xét nghiệm 40.000🧸 mẫu cho Hà Nội.
Chi Lê