Theo nghiên cứu của Microsoft châu Á, các nhà lãnh đạo kinh doanh tại Đông Nam Á đang nhận ra sự cấp thiếꦓt phải nắm bắt cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư. 84% tin rằng cần chuyển đổi lên doanh nghiệp số để có thể tăng trưởng và 83% đồng thuận rằng có tầm nhìn về dữ liệu mới có thể dẫn dắt dòng doanh thu mới cho tổ chức.
Tuy nhiên, dù phần lớn lãnh 🅠đạo các doanh nghiệp nhận thức được nhu cầu cấp thiết của chuyển đổi kỹ thuật số thì nghiên cứu cho thấy, việc chuyển đổi tại Đông Nam Á vẫn ở giai đoạn sơ khai. Chỉ có 31% lãnh đạo doanh nghiệp có một chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số đầy đủ. 47% đang trong hành trình đưa sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số cụ thể cho các phòng ban. Khoảng 22% có rất ít hoặc chưa có chiến lược chuyển đổi. Theo khảo sát, 5 rào cản chính cản trở quá trình này là: thiếu lực lượng lao động có kỹ năng số hóa lành nghề; các vấn đề về tội phạm và an ninh mạng; thiếu kỹ năng quản trị doanh nghiệp; thiếu các chính sách quản trị hỗ trợ và nền tảng CNTT viễn thông; môi trường kinh tế bất ổn.
“Điều đáng băn khoăn là trong khi nhận thức về chuyển đổi lan truyền rộng rãi thì việc chuyển đổi lại diễn ra chỉ từng bước. Với áp lực liên tục từ những ngưܫời mới, linh hoạt và am hiểu công nghệ, thì việc chuyển đổi các sản phẩm và mô hình doanh thu mới sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp thực sự chuyển đ🐻ổi chứ không phải doanh nghiệp chuyển đổi gián đoạn”, ông Vũ Minh Trí - Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam nhận định. Cũng theo Microsoft, 4 yếu tố chủ chốt để doanh nghiệp chuyển đổi vận hành lên kỹ thuật số gồm: trao quyền cho nhân viên, hấp dẫn khách hàng, tối ưu hóa hoạt động và chuyển đổi bằng các sản phẩm, dịch vụ hoặc các mô hình kinh doanh mới.
Khảo sát dự báo, trong 12 đến 18 tháng tới, các lãnh đạo Đông Nam Á sẽ hào hứng khám phá các công nghệ mới nổi nhằm thúc đẩy và cải tiến việc chuyển đổi kỹ thuật số. 5 công nghệ tốp đầu được đánh giá phù hợp với thị trường châu Á là: trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), những côn𝕴g nghệ đeo hoặc mặc, điện toán lượng tử, máy tính thế hệ kế tiếp. “Các công nghệ mới nổi, đặc biệt là đám mây, phân tích dữ liệu và những năng lực mới như trí tuệ nhân tạo và IoT sẽ giúp các tổ chức năng lực để chuyển đổi. Nhưng sự chuyển đổi thực sự chỉ diễn ra khi họ đưa nhân sự đồng hành cùng công nghệ đó”, ông Trí bổ sung.
Tuy nhiên, sự gia tăng những đe dọa an ninh mạng hiện nay là có thật và không thể bỏ qua. Đó chính là♑ một trong những thách thức chính đối với các lãnh đạo doanh nghiệp khi suy nghĩ về việc ứng dụng các công nghệ mới trong tổ chức của mình.
“Mọi người không sử dụng công nghệ mà họ không tin tưởng. Đây là một nguyên tắc vàng áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân trong thời điể﷽m chúng ta sống ở thế giới༒ ưu tiên di động, ưu tiên đám mây. Bảo đảm an ninh, bảo mật và tuân thủ là chìa khóa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự tin thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số. Hiện nay, lực lượng lao động di động gia tăng đã bổ sung thêm các thiết bị, ứng dụng và dữ liệu mới vào các tổ chức, nên việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của công ty đòi hỏi một cách tiếp cận mới và tích hợp. Và đây là tất cả những điểm đáng kể mà chúng ta đã phải đầu tư”, ông Nguyễn Việt Hải - Giám đốc công ty eDT nhận định.
Viễn Thông