Tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022 hôm nay, Bộ Y tế cho biết cả nước đã ghi nhận hơn 2 triệu ca nhiễm, trong đó trên 36.000 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm. So với thời điểm đỉnh dịch vào tháng 8-9/2021, số bệnh nặng giảm 2/3. Số tử vong từ 300 đến 350 ca một ngày đã giảm còn💟 trên 200 ca một ngày. Trường hợp tử vong chủ yếu là người già, có bệnh nền, trong đó 85% chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19, ghi nhận nhiều ở các tỉnh như TP HCM, An Giang...
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, đến cuối tháng 12/2021, gần 48% ca tử vong là người có bệnh nền, trên 65 tuổi; hơn 36% là người 50-56 tuổi; nhóm 18-49 tuổi là hơꦐn 15%; nhóm 0-17 tuổi là 0,42%.
Các địa phương đã tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ, phân loại, sàng lọc F0, sử dụng thuốc kháng virus sớm cho F0 nguy cơ cao và rất cao kể cả khi chưa có triệu chứng. Nhờ đó, số tử vong giảm, đặc biệt TP HCM giảm còn dưới 20 ca/ngày.
Song, Bộ Y tế đánh giá tỷ lệ tử vong vẫn ở mức cao. Nhiều địa phương chưa triển khai sát với hướng dẫn phân loại nguy c꧅ơ đối với F0, dẫn đến F0 nguy cơ cao và rất cao phải điều trị tại nhà, một số chưa được can thiệp kịp thời. Một số địa phương gặp kꦍhó khăn về nhân lực điều trị F0 nặng. F0 tầng 3 (cao nhất trong mô hình tháp 3 tầng) đến viện muộn vì tự điều trị tại nhà, không báo y tế địa phương, một số được chuyển tầng điều trị muộn do công tác điều phối chưa hợp lý. Nhiều cơ sở y tế chưa đủ năng lực thu dung, điều trị khi số F0 nặng tăng cao, chưa tăng cường năng lực hồi sức tích cực...
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định "chưa thể kiểm soát hoàn toàn Covid-19 trong năm 2022". Biến chủng mới xuất🐼 hiện khiến dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, khó lường hơn. Số ca nhiễm mới có thể tăng nhanh ngay cả khi đã tiêm vaccine, do tốc độ lây nhiễm của O♍micron cao gấp 7 lần trong nhóm chưa tiêm và gấp 3 lần với nhóm đã tiêm chủng đầy đủ.
Do đó, ngành y tế tiếp tục là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng tuyến đầu khác trong phòng chống Covid-19. Bộ Y tế đặt ra 5 nhiệm vụ trong năm mới, trong đó ưu tiên đầu tiên là phòng chống Covid-19 để phục hồi kinh tế, xã hội. Đặc biệt, tập trung năng lực điều trị nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng và tử vong; sẵn sàng trạm y tế lưu động ở các địa bàn dịch diễn biến phức tạp; cung ứng đủ thuốc, thiết bị, vật tư y tế cho điều trị, không để tình trạng F0꧋ không tiếp cận được y tế, không được phát thuốc, theo dõi sức khỏe.
Câc dự Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, Luật dược sửa đổi, Luật dân số... được xây dựng và trình duyệt. Hệ 👍thống y tế dự phòng, y tế cơ sở được củng cố; nâng cao năng lực v🌞à số lượng, chất lượng nhân lực y tế; chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp...
Bộ Y tế tối 20/1 công bố đến nay hơn 172,7 triệu liều vaccine đã được tiêm, trong đó tiêm mũi một là hơn 78,7 triệu liều, tiêm mũ💫i hai là 73,3 triệu liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 20,6 triệu liều. Trong đó, 100% nhóm trên 18 tuổi đã tiêm mũi một, 94% tiêm hai liều; trẻ em 12-17 tuổi có 91% tiêm mũi một và 73,7% tiêm mũi hai, 35 tỉnh, thành phố bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm này.
Chi Lê