Cuộc khảo sát do các nhà nghiên cứu Đại học Indonesia được chính phủ ủy quyền thực hiện ở khoảng 22.000 người từ tháng 10 đến tháng 12/2021, cho thấy kháng thể hình thành trong dân số Indonesia vì từ🐲ng mắc Covid-19 và tiêm chủng.
Pandu Riono, nhà dịch tễ học 𓂃tham g🤡ia khảo sát, cho biết mức độ miễn dịch có thể giải thích tại sao nước này không ghi nhận sự tăng vọt ca nhiễm kể từ giữa năm 2021.
Làn sóng lây nhiễm thứ hai ở Indonesia do biến chủng Delta gây ra đạt đỉnhꦑ vào tháng 7 và tháng 8, sau đó ca nhiễm giảm mạnh từ hơn 50.000 xuống còn vài trăm ca mỗi ngày trong những tháng gần đây.
Theo Pandu, kháng thể có thể mang lại một số biện pháp bảo vệ người dân khỏi các biến chủng mới, bao gồm biến chủng Omicron dễ lây lan, dù đ🎐iều này cần thời gian để chứng minh. Indonesia hiện g💝hi nhận hơn 250 ca nhiễm Omicron, nhưng phần lớn là ca nhập cảnh và một số ca cộng đồng chưa gây mức tăng đột biến như ở nhiều nước khác.
Ông lưu ý bất chấp kết quả khảo sát, Indonesia vẫn cần tă𓃲ng cường tiêm chủng cho người dân, kể cả với những người từng nhiễm virus.
"Điều quan trọng là phần lớn mọi người phát triển khả năng miễn dịch lai để kiểm soát đại dịch", ông nói, đề ౠcập khả năng miễn dịch mạnh hơn ở những người vừa tiêm chủng vừa từng mắc Covid-19.
Indonesia hiện tiêm phòng đầy đủ cho hơn 42% trong tổng dân số 270 triệu người. Pandu cho biết phát hiện của cuộc khảo sátཧ đang được kiểm tra để đánh giá các loại vaccine khác nhau đóng góp thế nào vào các mức kháng thể khác nhau.
🌸Dicky Budiman, nhà dịch tễ học tại Đại học Griffith của Australia, cho rằng những phát hiện này nên được xử lý thận trọng vì tỷ lệ tiêm chủng của Ind𝔉onesia thấp hơn nhiều quốc gia và không có gì đảm bảo kháng thể có thể tồn tại bao lâu.
Huyền Lê (Theo Reuters)