Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/2 ra lệnh đặt các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng báo động sẵn sàng nhận lệnh, khiến cuộc khủng hoảng Ukraine tăng nhiệt. Mỹ và một số quốc gia châu Âu cho biết họ đang tăng cường vận chuyển꧃ vũ khí cho Ukraine, trong đó có nhiều têꦑn lửa Stinger và máy bay chiến đấu.
Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang gặp phái đoàn Nga tại biên💛 giới Belarus vào ngày 28🐠/2 để tìm cách xuống thang căng thẳng.
Chiến dịch quân sự của Nga bước sang ngày thứ 5 với giao tranh tiế♏p diễn trên đường phố Khark🃏ov, thành phố lớn thứ hai Ukraine, và quân đội Nga đang tiến gần hơn đến thủ đô Kiev.
Dưới đây là những điểm chính trong chiến dịch quân sự của Nga và cuộc khủng hoảng an ninh đang diễn 🃏ra ở châu Âu.
Nga báo động lực lượng hạt nhân
Làm sống lại nhꦛững nỗi lo lắng đã bị chôn vùi lâu nay từ Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Vladimir Putin ngày 27/2 ra lệnh cho các lực lượng hạt nhân của Nga vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ông nói rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đưa ra "những tuyên bố gây hấn" đối với Nga và phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn lên nước này, khiến Moskva phải phản ứng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đánh giá việc Tổng thống Putin kích hoạt lực lượng hạt nhân là hành động "nguy 🍃hiểm".
Ý nghĩa thực tế của mệnh lệnh mà Tổng thống Putin đưa ra hiện chưa rõ ràng. Nga và Mỹ thường duy trì ꦺcác lực lượng hạt nhân trên bộ và trên tàu ngầm luôn trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến đấu, nhưꦅng các máy bay ném bom hạt nhân và các máy bay khác thì không.
Xung đột lan rộng tại Ukraine
Quân đội Nga đã tiến gần đến thủ đô Kiev, thành phố gần 3 triệu dân, và g🍌iao tranh đã nổ ra trên đường phố Kharkov. Các cảng ch🎃iến lược ở phía nam Ukraine cũng đang chịu sức ép từ chiến dịch quân sự của Nga.
Các lực lượng phòng thủ Ukraine đã kháng cự mạnh mẽ làm chậm bước tiến c🥂ủa quân đội Nga. Nhưng một quan chức Mỹ cảnh báo rằ๊ng các lực lượng Nga, với sức mạnh áp đảo, chắc chắn sẽ học hỏi và điều chỉnh chiến thuật của mình khi chiến dịch tiếp diễn.
Tại Kiev, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện một chiếc xe hơi trên đại lộ chính vắng vẻ của thành phố khi lệnh giớ⛄i nghiêm được ban bố, kéo dài trong 39 tiếng, yêu cầu tất cả người dân không được ra đường cho tới sáng 28/2. Giới chức cảnh báo bất kỳ ai mạo hiểm ra ngoài mà không có giấy thông hành sẽ bị coi là "các nhóm phá hoại" của Nga.
Những người dân hoang mang, sợ hãi chỉ ở yên trong nhà hoặc chui xuống những bãi để xe dưới lò🍰ng đất, ga tàu điện ngẩm để trú ẩn.
"Tôi ước mình không bao giờ phải chứng kiến điều này", Faina Bystritska, 87 tuổi, một người Do Thái sống sót 🐲sau Thế chiến II ở💧 thành phố Chernihiv, nói. Bà cho biết tiếng còi báo động kéo lên gần như liên tục ở quê hương bà, nơi đang bị tấn công ở phía bắc đất nước, cách Kiev khoảng 150 km.
Nhiều người dân Ukraine đã đồng loạt tình nguyện xung phong ra trận để bảo vệ đất nước, nhận súnꦕg do chính quyền phân phát và chuẩn bị cả bom xăng. Ukraine cũng đang ân xá cho những tù nhân có kinh nghiệm quân sự muốn chiến đấu cho đất nước.
Các quan chức Lầu Năm Góc ch♏o hay quân đội Nga đanꦡg bị giảm tốc độ do vấp phải kháng cự, tình trạng thiếu nhiên liệu và các vấn đề hậu cần khác. Bên cạnh đó, các hệ thống phòng không Ukraine dù đã suy yếu nhưng vẫn phát huy tác dụng.
Nga và Ukraine đàm phán
Sau khi từ chối lời đề nghị gặp mặt của Tổng thống Putin tại thành phố Gomel, phía đông nam Belarus, với lý do Belarus đang♌ h♔ỗ trợ cho chiến dịch quân sự của Nga, Tổng thống Zelensky đã đồng ý cử một phái đoàn Ukraine đến gặp những người đồng cấp Nga ở biên giới Belarus.
Tuyên bố được đưa ra và♕i giờ sau khi Nga thông báo phái đoàn của họ đã bay đến Belarus để chờ đàm phán. Các quan chức Ukraine ban đầu bác bỏ động thái này, nói rằng các cuộc đàm phán nên được tổ chức ở một nơi khác, không phải trên đất Belarus.
Tổng thống Zelensky đã gợi ý một số địa điểm thay thế như Warsaw, Ba Lan, Bratislava, Slovakia, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Budapest, Hungary, hay Baku, Azerbaijanm, trước khi chấp nhận gặp mặt ở biên giới Belarus🐽.
Điện Kremlin s𝓀au đó cho biết thêm rằng Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã đề nghị đứng ra hòa giải giao tranh trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Putin. Không rõ liệu lãnh đạo Nga có chấp nhận hay không.
Dân Ukraine, người sơ tán, người quay về
Theo Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc, số lượng người Ukraine trốn chạy khỏi cuộc xung đột vũ trang lớn nhất châu Âu kể từ sau Thế chiến II đã tăng lên 368.000 người, chủ yếu là phụ nữ và t൩rẻ em. Con số đã tăng hơn gấp đ⛄ôi so với ước tính của họ chỉ một ngày trước.
Dòng xe xếp hàng chờ đợi tại biên giới Ba Lan - Ukraine kéo dài đến 14 km. Hàng nghìn người phải xếp hàng qua đêm trong cái lạnh cắt da cắt thịt. Theo các quan chức Ba Lan, hơn 100.0🍬00 người đã đến nước này một mình. Theo giới chức Hungary, có thêm 66.000 người tị nạn Ukraine đã vào đất nước họ, với hơn 23.000 người nhập cảnh chỉ trong ngày 26/2▨.
Khi nhiều người dân trong nước vội vã tháo chạy để tránh khói lửa giao tranh, vô số người Ukraine ở nước ngoài lại muốn quay về. Tại một cửa khẩu biên giới ở phía nam Ba Lan, các phóng của hãng thông tấn AP đã nói chuyện với 20 tài xế xe tải Ukraine đi ngược dòng người tị nạn. Họ làm việc ở châu Âu và muốn về quê hương hỗ trợ phản kháng🍨 lại chiến dịch quân sự của Nga.
Thế giới gia tăng trừng phạt Nga
Sau các lệnh trừng phạt kinh tế, Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý đóng cửa không phận đối với tất cả các hãng hàng không Nga và chuyển vũ kh💝í trị giá hàng trăm triệu USD tới Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban 🀅châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố ủy ban "lần đầu tiên" muốn tài trợ cho việc mua và chuyển giao vũ khí cho một nước thứ ba đang bị tấn công.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho hay 27 ngoại trưởng các nước thành viên trong khối ngày 27/2 đã thể hiện tin💟h thần ủng hộ chưa từng có đối với Ukraine và chúng sẽ rất nhanh chóng biến thành hành động.
Nhật Bản đã cùng với Mỹ và các quốc gia châ🔥u Âu loại những ngân hàng hàng đầu của Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế SWIFT. Nhật Bản cũng cam kết gửi 100 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho Ukraine.
Tập đoàn dầu khí khổng lồ BP tuyên bố cắt đứt quan hệ với Rosneft, công ty dầu khí nhà nước Nga. Điều đó đồng nghĩa BP sẽ bán hết cổ phần của mình trong Rosneft và các quan chức BP sẽ💜 từ nhiệm khỏi những chức vụ trong hội đồng quản trị công ty này.
Nga gặp khó khăn tài chính
Đã 𓆏có một số dấu hiệu ban đầu cho thấy những thiệt hại kinh tế đáng kể🍒 đối với Nga.
Đồng rouble giảm giá so với USD vào đầu giờ sáng ngày 28/2 sau khi các quốc gia phương Tây chặn ngân hඣàng Nga khỏi SWIFT.
Những video từ Nga cho thấy hàng dài người dân cố gắng rút tiền m𓂃ặt từ các máy ATM, trong khi Ngân hàng Trung ương Nga ra tuyên bố kêu gọi bình tĩnh, trong nỗ lực tránh tình trạng rút tiền hàng loạt. Các báo cáo cũng cho biết Visa và Mastercard không còn được chấp nhận cho những người có tài khoản ngân hàng quốc tế.
Các nh♏à phân tích dự đoán💫 Nga có thể phải đóng cửa tạm thời một số chi nhánh ngân hàng hoặc tuyên bố nghỉ để bảo vệ hệ thống tài chính của mình.
"Nếu một cuộc khủn༒g hoảng ngân hàng toàn diện nổ ra thì đây chính là ♍nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng", Adam Tooze, giáo sư lịch sử tại Đại học Columbia kiêm giám đốc Viện châu Âu, nhận định. "Việc người dân Nga đổ xô mua đồng USD sẽ chuyển mọi thứ sang một mặt trận chiến tranh tài chính hoàn toàn mới".
Phương Tây hỗ trợ vũ khí cho Ukraine
Lần đầu tiên Mỹ đã chấp thuận chuyển giao trực tiếp tên lửa đất đối không Stinger cho Ukraine. Chúng có thể được s🎃ử dụng để bắn hạ máy bay 𒁃trực thăng và các loại máy bay khác.
Quyết định được đưa ra ngay sau thông báo của Đứဣc rằng nước này sẽ gửi 500 tên lửa Stinger cùng các loại vũ khí và𝔉 vật tư quân sự khác cho Ukraine.
Các nư💖ớc Baltic cũng đã cung cấp tên lửa Stinger cho Ukraine từ 🌌hồi tháng một và để làm được điều đó, họ phải được Mỹ cho phép.
Đức hôm 26/2 cũng thông báo sẽ gửi 1.000 tên lửa chống tăng, bên cạnh 400 tên lửa chống tăng khác do Đức sản xuất cũng đã được chấp thuận vận 🃏chuyển từ Hà Lan đến Ukraine.
Các tên lửa Stingeℱr của Mỹ là một phần trong khoản hỗ trợ qu🦩ân sự bổ sung trị giá 350 triệu USD cho Ukraine, trong đó có tên lửa chống tăng, áo giáp và vũ khí cỡ nhỏ.
Đại di꧋ện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU Borrell cho hay các nước châu Âu cũng sẽ cung cấp máy bay c🌱hiến đấu cho Ukraine.
Hai thành viên không thuộc NATO cũng đang gửi quân nhu đến Ukraine. Thụy Điển hôm 27/2 thông báo sẽ chuyển 5.000 tên lửa chống tăng, 5.000 mũ bảo hiểm, 5.000 áo giáp và 135.000 khẩu phần ăn chiến trường, trong khi Phần Lan cho biết s꧅ẽ gửi 2.000 mũ bảo hiểm, 2.000 áo chống đạn, 100 cáng và thiết bị cho hai trạm chăm sóc y tế khẩn cấp.
Nga thừa nhận thương vong
Quân đội Nga thừa nhận họ đã hứng chịu thương vong ở Ukraine, nhưng không đưa ra con số cụ thể. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, thiếu tướng Igor Konashenkov chỉ nói rằng "đã có người chết và bị thương trong số các đồ⛦ng đội của chúng tôi".
Mỗi bên đều đưa r🐬a tuyên bố về thương vong và thiệt hại quân sự gây ra đối phương, nhưng con số vẫn chưa được xác minh. Tuyên bố từ thiếu tướng Konashenkov là xác nhận đầu tiên ♏của các quan chức quân sự Nga về tổn thất trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Ukraine đã thừa nhận thương vong quân sự từ rất sớm, song cũng ⛦không đưa ra con số cụ thể. Nước này hôm 27/2 báo cáo số dân thường thiệt mạng là 352, trong đó có 14 trẻ em.
Liên Hợp Quốc họp
Hai cơ qꦏuan chính của Liên Hợp Quốc gồm Đại Hội đồng 193 quốc gia và Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, ngày 28/2 tổ chức các cuộc họp riêng thảo luận về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Hội đồng Bảo an đã bật đèn xanh cho phiên họp khẩn cấp đầu tiên của Đại Hội đồng sau nhiều thập kỷ. Nó sẽ tạo cơ hội cho tất cả các thành v🌠iên Liên Hợp Quốc phát biểu về cuộc xung đột và bỏ phiếu về một nghị quyết mà Đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield nói rằng sẽ "buộc Nga phải chịu trách nhiệm".
Vũ Hoàng (Theo AP)