Lễ trao học bổng, giải thưởng Trần Văn Khê diễn ra sáng 23/7, quy tụ nhiều tên tuổi trong giới sân khấu. Nhà báo Nguyễn Thế Thanh - đại diện nhóm thân hữu vಞới cố giáo sư - cho biết trước khi qua đời năm 2015, Trần Văn Khê để lại tâm nguyện dùng tiền phúng điếu làm quỹ học bổng văn hóa.
"Một trong những hoài bão của ông là cổ vũ, kh🧸uyến khích những người nhiệt tâm theo đuổi và đạt nhiều thành tựu âm nhạc dân tộc. Chúng tôi xúc động khi đến nay, 🧜sau tám năm từ ngày ông mất, một trong những di nguyện lớn nhất của giáo sư được hoàn thành", bà Thế Thanh nói.
9 gương 👍mặt được trao học bổng mỗi người 10 triệu đồng, gồm các bạn trẻ đến từ Nhạc viện TP HCM (Nguyễn Hải Minh - đàn Tranh, Phạm Bảo Toàn - sáo trúc, Võ Trần Lan Nhi - đàn nguyệt), Học viện Âm 🌠nhạc Quốc gia (Trịnh Nhật Minh - đàn bầu, Nguyễn Đức Thiện - sáo trúc, Đỗ Bảo Uyên - đàn tam thập lục), Học viện Âm nhạc Huế (Huỳnh Tuệ Lâm - đàn tranh, Võ Thị Hương Giang - đàn tranh, Phan Duy Khánh - đàn nguyệt).
Đại diện ban tổ chức liên hệ với nhiều♊ đơn vị âm nhạc ở Hà Nội, TP HCM, Huế để chọn ra các ứng viên xứng đáng. "Có học sinh mới 11 tuổi, có sinh viên khiếm thị, tất cả đều thuộc thế hệ cầu nối thực tài, thực tâm trong nghiên cứu, biểu diễn âm nhạc dân tộc", bà Thế Thanh cho biết.
Ngoài học bổng, giải thưởng Trần Văn Khꦏê - mỗi giải 30 triệu đồng - được trao cho nhiều gương mặt giới cổ nhạc. Đó là nghệ sĩ Nguyễn Văn Đời, nhà nghiên Đặng Hoành Loan, nhạc sĩ Bùi Trọng Hiền, nghệ sĩ đàn tranh Nguyễn Thị Hải Phượng, nghệ sĩ Cồ Huy Hùng, nhạc sĩ Phan Nhứt Dũng.
Nhiều bạn hữu cho biết hạnh phúc khi tâm nguyện cố giáo sư được thực hiện. Nghệ sĩ Kim Cương nhớ thời gian được ông dẫn dắt khi sa💫ng Pháp một mình du học năm 1960. Vốn là nhân vật uy tín trong Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, Unesco, ông đưa bà khắp nơi học hỏi. Nhờ ông, bà được tìm tòi về các rạp hát, phim trường, vào hậu trường học tập lối tổ chức, quản lý. Ông thường dặn bà dù học cái hay, cái giỏi của nước người nhưng không được quên tính dân tộc. Lời khuyên đó trở thành kim chỉ nam trong 60 năm làm nghề của bà.
Thành Lộc từng có cơ duyên gặp giáo sư Trần Văn Khê khi còn nhỏ. Lúc đó, cha anh - cố nghệ sĩ Thành Tôn - dẫn đi gặp nhiều đồng nghiệp của ôn, trong đó có giáo sư Khê. Sau này, khi diễn vở Bí mật vườn Lệ Chi, Thành Lộc mời ông đến xem. Vở kết thúc, ông vào tận hậu trường, ôm anh khóc và khen êkíp Idecaf dựng nên một vở g🦹iàu tinh thần dân tộc.
Giáo sư Trần Văn Khê (1921-2015) sinh ra trong gia đình có bốn đời là nhạc sĩ truyền thống tại Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang). Năm sáu tuổi, ông đã biết đàn kìm, đàn cò, đàn tranh. Gia đình ông có nhiều nhân✅ vật là những nghệ nhân âm nhạc cổ truyền nổi tiếng, như: ông🃏 nội Trần Quang Diệm, cha là ông Trần Quang Chiêu và cô của ông là Trần Ngọc Viện - người sáng lập gánh cải lương Đồng Nữ Ban.
Ông là thành viên của Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học, Văn chương và Nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế. Ông là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc bằng phương pháp đối chiếu của Đức. Có 43 nước trên thế giới đã mời ông thuyết trình và biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam. Trong hơn nửa thế kỷ sinh sống và làm việc ở nước ngoài, giáo sư luôn đau đáu việc giữ gìn và phát huy âm nhạc dân tộc.
Những hoạt động giảng dạy, diễn thuyết không ngừng nghỉ của ông suốt hơn 50 năm góp nhiều công sức đưa âm nhạc dân tộc Việt Nam đi vào bản đồ âm nhạc thế giới. Đến khi quay về Việt Nam sống, ở tuổi hơn 90, ông vẫn miệt mài tiếp tục công việc này. Cố giáo sư Trần Quang Hải - con trai ông, cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân t𒆙ộc Việt Nam danh tiếng.
Mai Nhật