Theo khoản 1 Điều 9 Luật HN&GĐ, việc kết hô💙n phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước c♎ó thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Điều 17, Luật Hộ tịch năm 2014 quy định, UBND cấp xã nơi cư trú của mộtℱ trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Điều 37, Luật Hộ tịch năm 2014 quy định, UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người 🏅nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014, trường h🤪ợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới kết hôn với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc UBND cấp xã.
Như vậy, tùy từng trường hợp, thẩm quyền giải quyết đăng ký kết kết hôn có thể là UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên nam,🥃 nữ, UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Câu 9: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng khi ly hôn.