1. Để nhiệt độ nước quá cao
Quần áo sẽ giữ được hình dạng và màu sắc tốt hơn nếu bạn giặt chúng ở nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó, nước ấm hoặc nước lạnh có thể xử lý bụi bẩn giống nước nóng nếu bạn có một chiếc máy giặt tốt và loại xà phòng giặt thích hợp. Chỉ những loại như vải lanh hay khăn🎀 tắm mới nên giặt ở khoảng 87 độ C để khử trùng. Các chất liệu còn lại nên được giặt ở nhiệt độ thấp.
2. Cho quần áo quá bẩn vào máy giặt
Các loại quần áo vấy bẩn nặng cần phải được giũ qua trước hoặc được xử lý bằn𓄧g tay, haಌy sử dụng chất tẩy phù hợp, trước khi cho vào máy giặt. Nếu không, vết bẩn sẽ không được tẩy sạch.
Thay vì sử dụng các chất tẩy, bạn có thể dùng những cách thay thế khác, ví dụ n🌞ước chanh giúp tẩy các vết ố do mồ hôi, giấm và chất tẩy dạng lỏng có ꦍthể loại bỏ mốc trên áo, hỗn hợp baking soda và nước theo tỷ lệ 3:1 có thể tẩy vết rượu vang...
3. Đổ quá nhiều nước giặt, hoặc nước xả vải
Việc bạn đổ quá nhiều nước giặt có thể làm tắc nghẽn hộp đựng dung dịch nước giặt, gây ra mùi khó chịu. Trong khi đó, đổ quá nhiều nước xả làm mềm vải có thể khiến cho quần áo khó được xả sạch. Nên đọc thật kỹ lượng sử dụng trên bao bì và đừng quên dùng cốc đong. Trong trường hợp quần áo của bạn bẩn quá, bạn có thể sử dụng chế độ giặt sơ (Pre Wash), tức là x⭕ử lý qua trước khi giặt quần áo.
4. Sử dụng nước x🏅ả vải cho tất cả cáᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚc loại quần áo
Tác dụng của nước xả vải cꦜhính là làm mềm vải và giúp việc ủi quần áo dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm độ thấm hút của vải theo thời gian. Thế nên tốt nhất là bạn đừng sử dụng nó cho các loại khăn tắm, đồ thể thao, hoặc các vật dụng được làm từ các sợi nhỏ như sợi nhân tạo spand🐬ex.
5. Cho đồ lót vào máy giặt
Chế độ giặt tự động sẽ khiến áo ngực của bạn dễ giãn ra và mất hình dáng ba﷽n đầu, thế nê𒁏n, tốt nhất là bạn giặt chúng bằng tay. Kể cả với đồ lót ren hay đồ bơi cũng vậy. Ngược lại, quần tất nilong có thể được giặt trong máy giặt, nếu tuân thủ theo các quy tắc đơn giản như sử dụng nước giặt thích hợp, giặt ở khoảng hơn 30 độ C, cho chúng vào túi giặt riêng biệt, và lột mặt trong ra ngoài.
6. Sử dụng dung dịc🐟h tẩy trắng cho các chất liệu sợi nhân tạ𝓀o
Chất tẩy trắng bằng clorua là tác nhân tích cực gây suy yếu các loại sợi vải, vì vậy, chúng không nên được sử dụng quá mức với bất cứ chất liệu nào. Điều này đặc biệt🤡 đúng với các loại sợi có độ co giãn cao như elastane, lycra và span💖dex.
Dung dịch tẩy trắng có thể khiến cho vải loại này mất tính đàn hồi. Tốt nhất là bạn chỉ nên gꦑiặt các sản phẩm này bằng nước lạnh, không dùng nước xả vải, không sấy trong máy sấy tự động, và tốt nhất là không nên là ủi.
7. Giặt đồ denim quá thường xuyên
Các nhà sản xuất đồ jeans luôn khuyến cáo người dùng giặt sản phẩm bằng tay để giữ màu cho sản phẩm được lâu hꦫơn. Còn nếu bạn không có thời gian cho việc này, tốt nhất nên hạn chế giặt chúng. Thời gian tối ưu giữa hai lần giặt đồ denim nên là từ 𒅌2-6 tháng, tùy thuộc vào tần suất mà bạn mặc đồ đó.
8. Sấy khô sai cách
Việc sấy khô quần áo không đúng cách cũng gây ảnh hưởng đến độ bền của chúng. Bạn cần phải lưu ý những việc sau: không sử dụng sấy tự động quá thường xuyê🌜n, bởi vì chúng khiến đồ của bạn bị bạc màu nhanh chóng, nhất là loại vải mỏng. Ngoài ra, bạn cũng không nên giặt quá nhiều trong một mẻ, bởi vì chúng khiến việc ủi đồ trở nên khó🦄 khăn hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên treo đồ len hay đồ dệt kim, để chúng không bị dão.
9. Bảo trì máy giặt sai cách
Bụi bặm, cặn bẩn theo thời gian bám vào máy giặt sẽ sớm dính vào quần áo bạn, dẫn đến mùi hôi, vết bẩn. Để ngăn chặn điều này, bạn nên sử dụng máy giặt đúng cách, bao gồm mở cánh cửa máy giặt sau khi sử dụng, loại bỏ chất tẩy rửa còn sót lại trên đệm cao su ở cửa lồng, sau mỗi lần giặt. Sau cùng, bạn nên rửa sạch hộp đựng chất tẩy rửa thường xuyên. Khoảng một tháng một lần, bạn nên chạy máy không tải với một muỗng cafe nước giặℱt và 4 cốc giấm nhỏ để khử trùng cho máy.
Thùy Linh (Theo Bright Side)