Theo th♏ống kê của Bộ Giáo 😼dục và Đào tạo, số địa phương dạy học trực tiếp hoàn toàn giảm mạnh, từ 25 tỉnh vào tháng 10 xuống còn 9 tỉnh, gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Ninh Bình, Thanh Hóa, Yên Bái và Hà Giang.
Tuy nhiên, số địa phương phải dạy trực tuyến và qua truyền hình cũng giảm từ 25 xuống còn 20.🐓 Phần lớn tỉnh, thành chuyển sang dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến và qua truyền▨ hình.
Ở một số nơi, việc dạy kết hợp trực tiếp và trực tuyến thậm chí triển khai theo từng đơn vị trường, lớp. Chẳ♏ng hạn tại Bắc Giang, để ứng phó với tình hình Covid-19, Sở chỉ đạo mỗi trường tiểu học, THCS và THPT🥂 phải xây dựng ở mỗi khối lớp một phòng học trực tuyến.
Khi xuất hiện F, các trường khoanh vùng hẹp theo từng lớp, từng học sinh, giáo viên để có hình thức dạy học phù hợp. Các nhà trường cũng triển khai đa dạng hình thức hỗ trợ các em học từ xa như dạy trên truyền hình, qua YouTube, Zalo, Facebook. Các l🐠ớp và học sinh hay giáo viên không liên quan ca nhiễm vẫn đến trường học bình thường.
Danh sách địa phương theo từng hình thứ𒈔c dạy học tính đến 29/11 như s𒁃au:
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát điều kiện để tổ chức cho học sinh học trực tiếp, ưu tiên tiêm đủ liều vaccine cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Căn cứ phân loại đ🍸ánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn, địa phương sẽ quyết định tổ chức dạy học trực tiếp sao cho phù hợp, theo nguyên tắc khu vực nào📖 kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường, đồng thời có những biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả Covid-19.
Hiện, ngoài ưu tiên tiêm đủ liều cho cán bộ, giáo viên, các tỉnh, thành đang triển khai tiêm vaccine Covid-19 🐟cho học sinh 12 đến 17 tu🐻ổi, trong đó học sinh độ tuổi THPT được ưu tiên tiêm trước.
Trong đợt dịch thứ tư, tính từ ngày 27/4 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong cả nước là hơn 1,2 triệ﷽u, trong đó gần 972.000 ca đã được cô𝓡ng bố khỏi bệnh. Riêng ngày 29/11, có 13.758 ca ở 59 tỉnh, thành.