Ngày 13/4, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 - vùng Thủ đô đã làm việc với UBND các tỉnh phía Bắc về mỏ vật liệu phục vụ thi công trong bối cảnh hàng loạt dự án giao thông đang chậm tiến độ vì thiếu vật liệu.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Huy Cường cho biết dự án qua ba địa phương Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh ước tính cần 12 triệu m3 đất đắp, 13 triệu m3 cát (đắp, xử lý nền, xây dựng) và 7,5 triệu m3 đá (cấp phối đá dăm, đá đổ bêtông). 🎀Kết quả khảo sát 102 mỏ tại Hà Nội và 9 tỉnh cho thấy tổng trữ lượng đất khoảng 114 triệu m3, cát 56 triệu m3 và đá 280 triệu m3.
"Trữ lượng cao hơn nhiều lần nhu cầu của dự án. Khó khăn chính là cự ly vận chuyển vật liệu đến nơi thi công xa 50-80 km", ông Cường nói và cho rằng cần tháo💜 gỡ một số vướng mắc như mỏ có giấy phép thì trữ lượng thấp hoặc ở xa, mỏ ở gần thì giấy phép hết hạn hoặc chưa có.
Phó chủ tịch tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng chia sẻ, tỉnh có trữ lượng vật liệu khoảng 500 triệu tấn, năng lực khai thác hàng năm khoảng 20 triệu tấn. Mặc dù nhu cầu trên địa bàn cũnꦛg lớn, Hà Nam sẵn sàng chia sẻ vì đây là công trình trọng điểm quốc gia và là trách nhiệm chung của các địa phương.
Đại diện các địa phươn🔴g Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Nam đề nghị Ban Chỉ đạo kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng bổ sung các tỉnh vùng phụ cận vành đai 4 vào danh sách đư🍸ợc áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ phục vụ dự án.
Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện dự án, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay sẽ kiến nghị với Thủ tướng cho phép mở rộng địa bàn các tỉnh (ngoài Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh) có thể cung cấp vật liệu cho dự án được áp🐻 dụng cơ chế đặc thù; cho phép nhà thầu trong dự án thành phần 3 được hưởng chính sách đặc thù liên quan đến vật liệu xây dựng.
Ban Chỉ đạo thống nhất giao cho tư vấn làm ♛việc với các tỉnh lên phương án vật liệu xây dựng cụ thể từng mỏ, vị trí, công suất, sản lượng theo tiến độ, bảo đảm nguyên tắc ưu tiên các mỏ gần nhất, dễ khai thác nhất và giá rẻ nhất.
"Đến nay có thể tự tin khẳng định Hà Nội sẽ có từ 70% mặt bằng sạch trở lên để khởi công dự án vào ngày 30/6. Chúng tôi dự kiến khởi công vành đai 4 tại 4 điểm. Hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên cũng đang rất cố gắng, hy vọng có thể khởi công toàn tuyến vào tháng 6💖", ông Dũng nói.
Vành đai 4 - vùng Thủ đô dài 112 km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Trong đó đoạn qua Hà Nội 58,2 km, đoạn qua Hưng Yên hơn 19 km, đoạn qua Bắc Ninh trên 25 km và tuyến nối dài 9,7 km. Điểm đầu dự án tại điểm nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Dự án khởi động từ năm 2022, mục tiêu cơ bả🉐n hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Dự án được triển khai theo 7 dự án thành phần, vận hành độc lập. Trong đó Hà Nội thực hiện 3 dự án thành phần: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận Hà💦 Nội và đầu tư xây dựng hệ thống cao tốc theo phương thức PPP. Hưng Yên và Bắc Ninh mỗi tỉnh chịu trách nhiệm 2 dự án thành phần: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận của mỗi tỉnh.
Võ Hải