Tại hội nghị về thiết bị và giải pháp camera an ninh Made in Vietnam sáng 28/7, ông Nguyễn Trung Kiên, CEO công ty Pavana, cho biết khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 33% nhu cầu camera toàn thế giới năm 2022 theo thống kê của Market Data Forecast. Riêng tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thị trường camera giám sát đạt 12%. Ngoài phục vụ nhu cầu dân dụng, thiết bị ♏này bắt đầu được sử dụng nhiều trong hạ tầng an ninh công cộng.
Tuy nhiên, phần🧔 lớn thiết bị được sử dụng trong nước là từ nước ngoài. Theo thống kê của Pavana đến tháng 10/2022, Việt Nam nhập khẩu trung bình 5 triệu camera giám sát mỗi năm và hơn 90% là của các th🔜ương hiệu Trung Quốc.
Theo ông Kiên, việc này tiềm ẩn nguy cơ về bảo mật và an toàn thông tin. "Các thông tin bí mật kinh doanh, công nghệ sản xuấ♏t, nghiên cứu phát triển có thể bị lộ lọt nếu không được đảm bảo an toàn", ông Kiên nói.
Đồng quan điểm, ông Ngô Tuấn Anh, CEO công ty an ninh mạng SCS, cho biết thời gian qua đã có nhiều vụ lộ dữ liệu camera trên thế giới và cả ở Việt Nam. Ví dụ, dữ liệu 50.000 camera, trong đó có nhiều cảnh nhạy cảm từ camera gia đình ở Đông Nam Á bị đăng lên web đen năm 2020, hay hình ảnh từ 150.000 camera của hãng Verkada bị phát tán năm 2021, do tài khoản của quản trị viên hệ thống bị lộ. Tháng trước tại Việt Nam, nhiều người dùng camera Hikvision bị hacker truy cập và để lại thông báo trên màn hình giám sát ♏do không vá một🍌 lỗ hổng nghiêm trọng.
Theo ông Tuấn Anh, phần lớn vụ lộ dữ liệꦰu camera xuất phát từ việc người dùng đặt mật khẩu yếu, dễ đoán. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp là do nguyên nhân khách quan như lỗ hổng trên camera, hệ thống kết nối giữa camera và dịch vụ lưu trữ cloud, lỗ hổng trong khâu vận hành và quản trị, lỗ hổng trên ứng dụng của người dùng.
Theo đại diện SCꦰS, cần đảm bảo an ninh trong tất cả các khâu kể trên, do đó quy trình từ sản xuất phần cứng đến xây dựng firmware, kết nối đường💧 truyền, hệ thống cloud, hệ thống lưu trữ, xử lý dữ liệu camera đều cần có giải pháp để đảm bảo an ninh.
Ông Nguyễn Trung Kiên cho rằng việc kiểm soát vấn đề an toàn bảo mật của camera an ninh cần theo một quy trình "end-to-end". Không chỉ quan trọng là sản xuất ở đâu, mà còn liên quan tới vấn đề như thiết kế mạch điện tử; phần mềm điều khiển, truyền dẫn, hệ thống server quảnಌ lý, hệ thống bảo vệ cho người dùng. Vì vậy, những khâu này nên được đặt tại Việt Nam để kiểm soát tốt hơn.
Là đơn vị từng thiết kế và sản xuất theo yêu cầu (ODM) của một số hãng camera Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, với nhà máy đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc, đại diện Pavana cho cho biết "sản xuất tại Việt Nam không khó", nhưng thách thức là cần làm với quy mô lớn để có giá thành rẻ. Ông Kiên cho rằng với thị trường trong nước, nhà sản xuất nên tập trung vào thiết kế sản phẩm camera có tính năng AI để tạo sự khác biệt, đồng thời cạnh tranh bằnಌg chất lượng, tính năng sản phẩm chứ không phải bằng giá rẻ.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưở🦄ng Công nghiệp ICT - Bộ Thông tin và Truyền thông, đánh giá Việt Nam rất cần các nền tảng, sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam, trong đó có sản phẩm camera an toàn, bảo mật do Việt N🐷am tự sản xuất để xây dựng đô thị an toàn, thông minh.
"Bộ xác định vấn đề đảm bảo an toàn thông tin cho camera an ninh là tối quan trọng. Thời gian tới, Bộ sẽ rà soát, 𝕴xây dựng các chuẩn, tiêu chuẩn đối với thiết bị camera an ninh nhằm đảm bảo thiết bị được 👍cung cấp trên thị trường đạt các tiêu chuẩn về an toàn, bảo mật", ông Tuyên cho biết.
Lưu Quý