Khi đọc những dòng tít "Hơn 80% b🐈ài thi Sử THPT quốc g☂ia tại TP HCM dưới trung bình", "G🐷ần 90% thí sinh Đà Nẵng đạt điểm dưới trung bình môn Sử", tôi không lấy làm ngạc nhiên lắm. Bởi nếu ngành giáo 🅘dục không bắt buộc thi môn sử thì cũng chẳng có mấy thí sinh đăng ký dự thi môn nà💞y.
Bởi vài năm trước đây, tôi đã từng sửng sốt khi xem một đoạn clip phỏng vấn, các em học sinh hồn nhiên trả lời rằ💙ng: Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai anh e𝕴m, hay Nguyễn Huệ và Nguyễn Du là một. Bởi từ lâu rồi, Lịch sử nói riêng và các môn khối xã h♛ội nói c🅰hung đã bị xem nhẹ trong nhà trường.
Nhiều n💎gười lý giải rằng: Các môn 🅷học khối tự nhiên như Toán, Lý, Hóa lên ngôi bởi vì những ngành thi tuyển đầu vào của các môn này ra trường dễ có việc làm, lương cao.
🐻Nhưng theo số liệu mà các trường đại học công bố, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm, khối tự nhiên hơn khối xã hội cũng chẳng có là bao, tôi xin lấy thí dụ: tỷ lệ sinh viên khóa gần nhất tốt nghiệp sau 12 tháng có việc làm của ĐH Bách Khoa TP HCM là 90,15%, của ĐH KHXH&NV TP HCM là 90,84%.
(Xem thêm: )
Và xin nói ngay rằng, bản thân người viết bài này xuất thân từ ngành học khối xã hội, tôi và bạn bè mau chóng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Vậy xin đừng lấy ꦗkiếm việc dễ hay khó ra để lý giải cho việc học sinh xa lánh môn Sử nữa.
Mỗi mùa thi, mỗi lần công bố đề thi, điểm thi các môn Văn, Sử, Địa, là mỗi lần người lớn chúng ta cảm thán "quan ngại sâu s🎀ắc" một cách vu vơ trên mạng xã hội, hay trong những cuộc tán dóc nơi 𝓀vỉa hè, quán nước, rồi sang năm lại cảm thán tiếp. Học sinh vẫn cố nhồi nhét kiến thức Sử, giáo viên sử vẫn lầm lũi giảng bài. Việc dạy và học Sử vẫn không có gì đột phá.
Khi trên mạng xã hội xuất hiện những blogger viết sử, tôi thấy rất nhiều bạn trẻ hào hứng đọc những bài viết trên đó với tâm trạng thíc🎐h thú, tranh luận với nhau một cách sôi nổi. Câu mà nhiều bạn comment nhất có dạng: "nghe anh/chị kể chuyện lịch sử thấy hấp dẫn quá, khác xa với sách giáo khoa và thầy cô giảng trên lớp, nghe dễ tiếp thu, dễ nhớ hơn hẳn...".
(Xem thêm: 5 lý do khiến học sinh không thích môn lịch sử)
Như vậy, có thể khẳng định rằng, khi học sinh và người trẻ quay lưng lại với môn Sử trong nhà trường, hãy đừng trách móc họ. Mà, những nhà quản lý giáo dục, những nhà sử học, nꦍhững người có trách nhiệm hã𝐆y nhìn lại mình, và tự đặt câu hỏi: Sách giáo khoa đã được biên soạn hấp dẫn chưa? Cách truyền đạt môn Sử trong nhà trường của các quốc gia láng giềng khác ta chỗ nào? Cách nào để phổ biến lịch sử nước nhà rộng rãi đến với quần chúng?...
Người lớn, phụ huynh cũng không hoàn toàn vô can trong câu chuyện buồn nà𝔍y.🃏 Tôi xin dẫn lại một câu trong bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Ngoài kia ai còn nhớ tên" để hỏi đám đông rằng chúng ta được mấy người tự tin vỗ ngực rằng mình nắm lịch sử nước nhà một cách khái quát? Mấy ai biết tên con phố mình ở được đặt tên của vị danh n꧅hân nào, sống thời nào? Mấy ai nói chuyện lịch sꦍử, kể chuyện lịch sử với con sau giờ cơm tối? Mấy ai từng dắt con đi mua sách sử vào dịp cuối tuần?
Vẫn còn rất nhiều câu hỏi mà người lớn chúng ta cần phải giải quyết để môn Sử trở về đúng vị trí, vai trò củ💛a nó trong xã hội. Bởi Lịch sử là hệ thống ký ức chung củꦺa một cộng đồng người, là nguồn sinh lực tinh thần của quốc gia. Muốn phát triển, chúng ta cũng cần biết quá khứ của mình.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.