Việc lấy ý kiến đồng thuận của phụ huynh h🎶oặc người giám hộ được các trường thực hiện từ đầu tuần trước, số liệu được gửi lên Phòng Giáo dục và Đào tạඣo quận, huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo.
ꩲTheo đó, địa phương có tỷ lệ đồng thuận cao nhất là huyện Hóc Môn với hơn 98%, thấp nhất là quận 7 với khoảng 79%. Nếu tính về độ tuổi học sinh, tỷ lệ phụ huynh lớp 9 đồng thuận cao nhất với 93%.
Số điểm trường được trưng dụng làm điểm tiêm cho học sinh𝔉 ꦚtrong dự kiến là 450. Thành phố chưa chốt thời gian chính thức triển khai tiêm.
Trước đó, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM ban hành kế hoạch tiêm chủng vaccine cho trẻ 12-17 tuổi, dự kiến có khoảng 780.000 em. Trẻ đi học sẽ được tiêm tại trường hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn. Trẻ không đi học được tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động do các quận, h♔uyện và TP Thủ Đức lựa chọn.
Bộ Y tế đã cho phép tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, theo ♉lộ trình từ lớn đến nhỏ, ưu tiên lứa 16-17 tuổi trước và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vac𒀰cine và tình hình dịch tại địa phương. Bộ hiện chưa có hướng dẫn về loại vaccine sử dụng cho trẻ.
Tại kỳ họp thứ ba HĐND TP HCM khóa X, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố cho biết, việc tiêm vaccine ch❀o trẻ em sẽ thống nhất thực hiện theo hướng dẫn, kế hoạch của Bộ Y tế. Tuy nhiên, TP HCM giữ nguyên tắc tự nguyện, tức tôn trọng lựa chọn của phụ huynh. Nếu triển khai tiêm cho trẻ, thành phố sẽ ưu tiên các em nguy cơ cao như béo phì, bệnh nền.
Ngày 20/10, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM công bố ba bộ tiêu chí an toàn tại các cơ sở giáo dục mầm n💟on, phổ thông, trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Theo đó, yêu cầu quan trọng để trường học mở cửa là giáo viên, nhân viên phải được tiêm vaccine, không áp dụng điều kiện này với học sinh.